(Baothanhhoa.vn) - “Giá trị sâu xa, cốt lõi của xây dựng nông thôn chính là khơi gợi, hồi sinh đời sống cộng đồng nông thôn ít nhiều bị tác động trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước...”.

Phát triển dựa vào năng lực cộng đồng

“Giá trị sâu xa, cốt lõi của xây dựng nông thôn chính là khơi gợi, hồi sinh đời sống cộng đồng nông thôn ít nhiều bị tác động trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước...”.

Phát triển dựa vào năng lực cộng đồngMô hình trồng cây ăn quả tập trung của người dân xã Xuân Trường, Thọ Xuân. Ảnh: tư liệu

Có thể khẳng định rằng, quá trình CNH, HĐH đất nước đã và đang tác động và làm đổi thay đáng kể, thậm chí là thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn, đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại. Khi nhấn mạnh mối quan hệ “tam nông”, Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nêu rõ: “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”.

Trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM được triển khai hơn 1 thập kỷ qua, đã và đang hiện thực hóa “giấc mơ” tạo dựng nên những làng quê đáng sống với kinh tế phát triển, văn hóa truyền thống được bảo tồn song song với việc bồi đắp các giá trị văn hóa mới, đời sống người dân được cải thiện và tinh thần làm chủ được phát huy... Một minh chứng sinh động cho kết quả đó là quá trình tạo dựng diện mạo NTM về “chất” của xứ Thanh, với những con số hết sức khả quan: Lũy kế đến trung tuần tháng 3-2023, toàn tỉnh đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 352 xã, 700 thôn/bản đạt chuẩn NTM; 75 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 xã, 317 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 317 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 1 sản phẩm 5 sao quốc gia...

Qua nhiều kênh thông tin và nhất là qua “trải nghiệm thực tế” 2 ngày tại vùng đất “hương sắc bốn mùa”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 Lê Minh Hoan đã phần nào cảm nhận được sức sống mới ở làng quê nông thôn xứ Thanh. Đặc biệt, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, những câu chuyện dung dị đã “thổi hồn” vào từng sản phẩm nông nghiệp, góp phần tạo thêm sức sống mới, tạo dựng giá trị mới cho nông thôn. Khi phát biểu tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh quan điểm “Phát triển dựa vào năng lực cộng đồng, cốc nước nửa đầy hay nửa vơi là do góc nhìn, chúng ta có thể tận dụng tất cả những gì đang có, để đạt được những điều chưa có”. Đồng thời, “Giá trị sâu xa, cốt lõi của xây dựng nông thôn chính là khơi gợi, hồi sinh đời sống cộng đồng nông thôn ít nhiều bị tác động trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Không tạo ra những đứt gãy, xung đột giữa đô thị và nông thôn, giữa thị dân và nông dân, giữa công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp, giữa hiện đại và bản sắc truyền thống”.

Từ quá trình xây dựng NTM cho thấy, mấu chốt vẫn là nhận thức và sự tham gia của người dân. Thêm một minh chứng chứng minh cho vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng NTM, đó là trong tổng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM trong năm 2021-2022 (13.980,523 tỷ đồng), bên cạnh vốn ngân sách Nhà nước và vốn lồng ghép, thì vốn huy động từ cộng đồng dân cư (bao gồm tiền mặt và giá trị ngày công lao động, vật tư, vật liệu, hiến đất) đạt 2.189,852 tỷ đồng (chiếm 15,69%; và không bao gồm kinh phí người dân tự chỉnh trang nhà ở dân cư). Do đó, khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, nhấn mạnh: “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn giữ vai trò quan trọng, là bệ đỡ, là nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho nông dân. Người nông dân phải là trung tâm, là chủ thể, nông thôn phải là nền tảng, là cơ sở và nông nghiệp phải là động lực cho sự phát triển của tỉnh”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Lời Bác dạy càng đúng với quá trình xây dựng NTM, khi đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng NTM thì chương trình mục tiêu quốc gia này càng đi vào chiều sâu và nâng cao hơn về chất cho khu vực nông thôn.

Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]