(Baothanhhoa.vn) - Với khát vọng cống hiến, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu trước để mở đường bằng ý tưởng và cách làm sáng tạo; nghiên cứu cùng để kết nối, hỗ trợ các trường trong hệ thống; nghiên cứu sau để tổng kết thúc đẩy đổi mới, phát triển, từ đó tạo được sự chuyển động mạnh mẽ trong phát triển của nhà trường.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Với khát vọng cống hiến, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu trước để mở đường bằng ý tưởng và cách làm sáng tạo; nghiên cứu cùng để kết nối, hỗ trợ các trường trong hệ thống; nghiên cứu sau để tổng kết thúc đẩy đổi mới, phát triển, từ đó tạo được sự chuyển động mạnh mẽ trong phát triển của nhà trường.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì cuộc họp của Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn mức 1, ngày 10-5-2023.

Trong hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, góp phần thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; bám sát vào định hướng của Trung ương, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương trong tỉnh, toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực thi đua đổi mới đồng bộ, và nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động của Nhà trường. Từ trong quá trình đổi mới, Nhà trường đã nhận biết sâu sắc hơn về sứ mệnh, xác định rõ hơn về tầm nhìn, xây dựng được các giá trị cốt lõi và lựa chọn được mô hình phát triển phù hợp. Đây chính là những định hướng về nhận thức và chỉ dẫn về thực tiễn quan trọng, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường trên hành trình xây dựng Trường Chính trị đạt chuẩn trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước.

Là một địa phương giàu có truyền thống văn hóa cách mạng - nơi khởi phát nhiều mô hình, phong trào đổi mới sáng tạo cần được nghiên cứu, tổng kết; có đội ngũ cán bộ đông đảo, giàu có khát vọng cống hiến, có nhu cầu học tập để chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất, năng lực; trong sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước, cùng với sự chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy đã quan tâm đổi mới công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và đặt ra yêu cầu: “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh trở thành Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và khu vực”1; “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn trong nhóm các Trường Chính trị dẫn đầu cả nước”2.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh nghe Hiệu trưởng Trường Chính trị Thanh Hóa giới thiệu về phối cảnh nhà trường.

Bám sát định hướng và phát huy lợi thế của tỉnh, kế thừa những giá trị tốt đẹp mà thế hệ lớp trước đã tạo dựng; đồng thời, để khơi dậy khát vọng cống hiến và tinh thần đổi mới sáng tạo của toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên, phát triển Nhà trường đồng bộ, toàn diện, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, kiểu mẫu, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững quê hương, đất nước, Nhà trường đã lựa chọn mô hình phát triển: 5 nhất, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới (Trong đó, năm nhất là: 1) Xây dựng được thể chế đồng bộ nhất; 2) Quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn với chất lượng tốt nhất. 3) Công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu khoa học phát triển toàn diện nhất. 4) Đội ngũ đạt và vượt chuẩn có khả năng thích ứng tốt nhất với việc mới và khó nhất. 5) Môi trường văn hóa giàu tính Đảng nhất. Bốn trụ cột phát triển là: 1) Nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động là trung tâm; 2) Đổi mới phương thức quản trị là then chốt. (3) Đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá là đột phá; 4) Xây dựng môi trường văn hóa giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Năm định hướng đổi mới là: 1) Chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang học viên là trung tâm, nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực; 2) Chuyển mạnh từ dạy học kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất, năng lực; 3) Chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy học chủ động theo phương châm dạy - học hiểu, vận dụng và xử trí. 4) Chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; 5) Chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản trị kiến tạo và phục vụ) với mục tiêu: xác định rõ hơn về tiêu chí phấn đấu, trọng tâm phát triển và định hướng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, từ đó tập trung và huy động tối đa mọi nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, chủ trì hội nghị rà soát, đánh giá mức độ đạt chuẩn của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.

Bám sát định hướng phát triển, toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh đã nỗ lực thi đua đổi mới đồng bộ và nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động của Nhà trường và đạt được những kết quả nổi bật:

1.Thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và quản trị Nhà trường được quan tâm đồng bộ tạo cơ sở để Nhà trường hoạt động đảm bảo khoa học, dân chủ và sáng tạo. Nhà trường đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoàn thiện thể chế về phát triển Nhà trường, tiêu biểu là các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Trường Chính trị tỉnh; các đề án, quy định, quyết định, kết luận về đào tạo, bồi dưỡng; các nhiệm vụ về tổng kết thực tiễn; đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Thể hiện sự quan tâm toàn diện mà có trọng tâm, trọng điểm; bao quát mà sâu sát, cụ thể; chăm lo giải quyết những vấn đề trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của Tỉnh ủy, đã tạo ra cơ chế, nguồn lực tốt; cùng với việc kịp thời cụ thể hóa các quy chế, quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của tỉnh sát hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường đã tạo ra môi trường làm việc khoa học, dân chủ, kỷ cương, tạo động lực cho sự phát triển.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lương Trọng Thành báo cáo kết quả xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn mức 1 với Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do đồng chí Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã đến khảo sát Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn mức 1 ngày 5-5-2023.

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đổi mới đồng bộ; loại hình đào tạo, bồi dưỡng phong phú, đa dạng, quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn, chất lượng tiếp tục được nâng lên. Công tác tuyển sinh được chú trọng theo phương châm: đúng về tiêu chuẩn, đủ về số lượng, rõ về nguồn quy hoạch. Phương thức, mô hình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú, sáng tạo. Nội dung chương trình được cải tiến, cập nhật theo hướng rõ hơn về lý luận, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn, tạo được đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá. Hàng năm hoàn thành quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn (trên 10.000 học viên/năm) với chất lượng không ngừng được nâng lên. Đặc biệt, cùng với thực hiện đúng, đủ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp và hợp tác quốc tế, Nhà trường đã hướng mạnh về cơ sở, tổ chức thêm nhiều chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu phục hồi sinh kế của người dân, chuyển đổi từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị thông qua mô hình: nghiên cứu trước - bồi dưỡng sau - tư vấn sâu - kịp thời tổng kết.

3. Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn được quan tâm phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Với nhận thức nghiên cứu trước để định hướng; nghiên cứu cùng để kết nối; nghiên cứu sau để thúc đẩy phát triển; cùng với sự phát triển toàn diện công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, Nhà trường đã chuyển mạnh từ nghiên cứu tìm hiểu sang nghiên cứu tổng kết, phát hiện và tư vấn; theo đó đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường đã bám sát các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá của nghị quyết đại hội Đảng các cấp, chủ động huy động tối đa các nguồn lực, sâu địa bàn, sát lĩnh vực, hướng mạnh về cơ sở, nghiên cứu, tổng kết thành công nhiều nhiệm vụ khoa học cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường. Từ kết quả nghiên cứu đã phối hợp với nhà xuất bản có uy tín biên tập hơn 50 đầu sách tham khảo, chuyên khảo, trong đó có nhiều sách được đưa vào Dự án sách quốc gia và đạt giải thưởng; biên tập, phát hành 4 số Tập san “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn” (2.500 cuốn/số); nâng cấp trang Thông tin điện tử Nhà trường với lượng truy cập khoảng 2.000 lượt/ngày, kịp thời định hướng thông tin, cung cấp những luận cứ khoa học, phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cấp tỉnh và các thành viên Hội đồng thăm phòng truyền thống Trường chính trị tỉnh ngày 17-4-2023.

4. Xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn; đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Nhà trường đã nghiêm túc thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn theo quy định của Trung ương và của tỉnh; quan tâm thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng. Với phương châm: Định hướng tốt, cơ chế tốt, môi trường tốt, Nhà trường đã chủ động từ sớm tổ chức cho cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thiện các tiêu chí theo quy định; đặc biệt ưu tiên nguồn lực đào tạo tiến sỹ và sử dụng, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giảng viên thông qua thực tiễn đổi mới sáng tạo để khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển tư duy, tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức vì sự phát triển của Nhà trường.

5. Công tác xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng được quan tâm và trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Công tác xây dựng văn hóa trường Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được Nhà trường quan tâm toàn diện. Việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được tổ chức triển khai đồng bộ, sáng tạo gắn với việc xây dựng các giá trị cốt lõi và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua: nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt, xây dựng nhà trường kiểu mẫu; từng bước hoàn thiện thể chế, thiết chế và đổi mới phương thức quản trị từ mô hình quản lý hành chính sang quản trị phục vụ và kiến tạo, phát huy được vai trò học viên là trung tâm, nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực, lấy hiệu quả phục vụ, thành công của học viên, tín nhiệm của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh làm mục tiêu phấu của Nhà trường. Đặc biệt, đã xây dựng được nhiều mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên, tạo nên bản sắc riêng trong xây dựng văn hoá trường Đảng, lan toả các giá trị và hình ảnh tốt đẹp của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá tới các địa phương và hệ thống các trường chính trị trong cả nước.

Hành trình xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.

Với khát vọng cống hiến, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu trước để mở đường bằng ý tưởng và cách làm sáng tạo; nghiên cứu cùng để kết nối, hỗ trợ các trường trong hệ thống; nghiên cứu sau để tổng kết thúc đẩy đổi mới, phát triển, đã tạo được sự chuyển động trong phát triển của nhà trường: 1) Từ thực hiện một chức năng là đào tạo, bồi dưỡng sang thực hiện đồng bộ hai chức năng là đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; 2) Từ đào tạo lý luận chính trị là chủ yếu sang thực hiện đồng bộ đào tạo lý luận chính trị gắn với bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh vị trí việc làm; 3) Từ thực hiện phong trào thi đua hai tốt (dạy tốt, học tốt) sang thi đua 5 tốt (nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy học tốt, tư vấn tốt); 4) Từ quản lý hành chính sang quản trị phục vụ và kiến tạo; 5) Từ phát huy nội lực là chủ yếu sang tranh thủ ngoại lực, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển từ ngoại lực thành nội lực, mở rộng không gian phát triển, gắn liền sự phát triển của nhà trường với sự phát triển của các ngành, địa phương và của tỉnh.

Theo đó, đã sớm hoàn thành 55/55 chỉ tiêu thuộc 6/6 nhóm tiêu chí của chuẩn mức 1 theo Quy định 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt trội, vượt trước (có 26 chỉ tiêu vượt trội, 52/64 chỉ tiêu vượt trước) và có 3 nhóm chỉ tiêu vượt chuẩn (viết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho Bộ Nội vụ; đào tạo quốc tế và hỗ trợ cho các trường trong hệ thống xây dựng chuẩn; các mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên và các giải thưởng về khoa học công nghệ), xứng đáng là trường đạt chuẩn trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Phấn khởi tự hào về những kết quả đạt được, cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường càng có thêm niềm tin, động lực khơi dậy khát vọng đổi mới sáng tạo, tiếp tục thi đua “chủ động, đồng bộ, kỷ cương, đột phá, chất lượng, hiệu quả” với phương châm: nỗ lực vượt bậc sớm hoàn thiện các tiêu chí đạt chuẩn mức 2 trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước vào năm 2025, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hoá giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện và kiểu mẫu./.

Lương Trọng Thành

Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

------------------------------

1Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nxb Thanh Hóa, năm 2015.

2 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nxb Thanh Hóa, năm 2020.

Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 238-QĐ/TU ngày 28/7/2011; Quyết định số 877-QĐ/TU ngày 5/9/2017; Quyết định số 2943-QĐ/TU ngày 13/5/2019; Kết luận số 2246-KL/TU ngày 01/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch viên chức Trường Chính trị tỉnh, giai đoạn 2022 - 2026.

2. Đề án 308 về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị tỉnh giai đoạn 2011-2015; Đề án 5550 về bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính cho công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1254-QĐ/TU về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới đối với cán bộ quản lý các cấp.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]