(Baothanhhoa.vn) - Sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm giảm sự cồng kềnh, hay tránh việc “giẫm chân nhau” là nhiệm vụ mới và khó. Do vậy, quá trình triển khai vẫn còn những địa phương, cơ quan, đơn vị lúng túng trong nắm bắt tinh thần và cách thức tiến hành. Thực trạng này đã và đang khiến cho việc đổi mới, sắp xếp, hợp nhất chưa tạo được nhiều khác biệt tích cực so với kỳ vọng.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính trị (Bài 2) - Những rào cản...

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm giảm sự cồng kềnh, hay tránh việc “giẫm chân nhau” là nhiệm vụ mới và khó. Do vậy, quá trình triển khai vẫn còn những địa phương, cơ quan, đơn vị lúng túng trong nắm bắt tinh thần và cách thức tiến hành. Thực trạng này đã và đang khiến cho việc đổi mới, sắp xếp, hợp nhất chưa tạo được nhiều khác biệt tích cực so với kỳ vọng.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính trị (Bài 2) - Những rào cản...

Một góc thị trấn Hậu Lộc. Ảnh: PV

Tin liên quan:

Rào cản từ thực tiễn

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tỉnh Thanh Hóa đã tiến thêm một bước trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “tinh” và “chất”. Song, khách quan nhìn nhận, từ giảm đầu mối để tránh sự chồng chéo đến hoạt động hiệu lực, hiệu quả vẫn đang còn một khoảng cách. Đó là chưa kể, vẫn còn những địa phương, đơn vị, nhất là các đơn vị sự nghiệp, chưa thể hoặc còn chậm trễ trong việc rà soát, đổi mới sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đáng nói hơn là tính chủ động, tích cực trong nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan hành chính có lúc, có nơi còn hạn chế và chưa được chú trọng. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Đỗ Ngọc Luân, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thiệu Hóa, cho rằng: Mặc dù Ban Thường vụ Huyện ủy đã sớm xây dựng và ban hành Kế hoạch số 54-KH/HU, ngày 2-1-2018 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, song quá trình thực hiện cho thấy tính chủ động nghiên cứu để tham mưu, đề xuất các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số cấp ủy, chính quyền là chưa cao.

Việc sắp xếp các phòng, ban, các đơn vị hành chính nhằm giảm đầu mối là cần thiết, song việc sắp xếp các đồng chí là cấp trưởng và cấp phó của các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập lại đang khiến nhiều địa phương, đơn vị gặp khó. Thực tế cho thấy, sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập thôn, tổ dân phố không chỉ ảnh hưởng đến bố trí cán bộ, mà nhiều địa phương còn lúng túng trong việc giải quyết trụ sở làm việc, các thiết chế văn hóa- thể thao ở cộng đồng khu dân cư.

Tinh gọn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ, song thực tế không phải địa phương, đơn vị nào cũng “tiệm cận” được mục tiêu đó.

Nguyên nhân được lãnh đạo địa phương này chỉ ra là năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi bộ đảng ở cơ sở chưa cao; công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền và một số khu dân cư có thời điểm, có việc chưa thực sự quyết liệt; hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chưa đổi mới toàn diện; ý thức, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao...

Đồng chí Thái Xuân Cường, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thọ Xuân, cho biết: Do số lượng đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp nhiều (sắp xếp 20 xã, thị trấn để thành lập 9 xã, thị trấn mới), nên số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư của địa phương là khá lớn. Cùng với đó, việc bố trí công an chính quy về công tác tại các xã, thị trấn và thực hiện số lượng cán bộ, công chức theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ càng làm tăng số lượng cán bộ, công chức xã dôi dư, dẫn đến việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và cán bộ đang gặp nhiều khó khăn.

Tinh gọn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ, song thực tế không phải địa phương, đơn vị nào cũng “tiệm cận” được mục tiêu đó. Đồng chí Cao Công Thức, Bí thư Đảng ủy thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ: Thị trấn Hậu Lộc hiện có 23 chi bộ trực thuộc, với trên 800 đảng viên; 14 khu dân cư, với trên 13.000 nhân khẩu. Tuy nhiên, từ sau khi tiến hành sáp nhập các đơn vị, các khu dân cư đến nay, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng. Trong đó phải kể đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mặt chưa phù hợp với quy mô và yêu cầu phát triển đô thị. Quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị và sử dụng các công trình sau đầu tư có mặt chưa chặt chẽ. Cùng với đó là ý thức, nếp sống văn minh đô thị chuyển biến chậm; chất lượng một số mặt văn hóa - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu. Cải cách hành chính chưa theo kịp yêu cầu quản lý xã hội...

Nguyên nhân được lãnh đạo địa phương này chỉ ra là năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi bộ đảng ở cơ sở chưa cao; công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền và một số khu dân cư có thời điểm, có việc chưa thực sự quyết liệt; hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chưa đổi mới toàn diện; ý thức, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao... Những hạn chế nêu trên đã và đang ảnh hưởng đến việc quán triệt, học và vận dụng, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của cấp tại cơ sở có nơi còn lúng túng, chưa sát yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, việc nắm tình hình, giải quyết các vướng mắc, bức xúc trong Nhân dân có lúc, có việc chưa kịp thời...

Rào cản từ thực thi chính sách

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn liền với tinh giản biên chế. Song thực tế ở Thanh Hóa cho thấy, số biên chế bố trí cho các cơ quan, đơn vị còn thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ, định mức quy định của bộ, ngành Trung ương về số lượng biên chế, số người làm việc, nhất là trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế. Cụ thể, nếu theo định mức biên chế bộ, ngành quy định thì ngành y tế Thanh Hóa cần bổ sung gần 1.000 biên chế để bố trí cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn; trong khi, ngành giáo dục - đào tạo cần bổ sung hơn 10.000 biên chế giáo viên các cấp. Thanh Hóa có hơn 640.000 ha rừng, nhưng mới chỉ bố trí được 272 biên chế công chức cho Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng. Con số này so với định mức thì vẫn còn thiếu gần 200 biên chế. Ngoài ra, công chức thực hiện quản lý Nhà nước về thanh tra giao thông mới bố trí được 25 biên chế, vẫn còn thiếu 50 biên chế để thực hiện nhiệm vụ...

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính trị (Bài 2) - Những rào cản...

Trạm Y tế xã Thuần Lộc (cũ), huyện Hậu Lộc bị bỏ hoang sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Mặc dù Thanh Hóa là một trong những tỉnh “cán đích” chỉ tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 (giảm trên 10% biên chế cán bộ, công chức, viên chức). Song tỷ lệ biên chế công chức, viên chức được tinh giản chủ yếu ở đối tượng nghỉ hưu đúng tuổi hoặc chuyển công tác, nghỉ thôi việc; trong khi đối tượng nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP còn ít. Thế nhưng, việc giảm biên chế đang gây nhiều khó khăn đối với các huyện loại II, loại III, do chỉ bố trí được bình quân từ 3 - 4 công chức/ban, phòng, đoàn thể. Với chỉ tiêu biên chế được giao, một số cơ quan, đơn vị có số lượng cán bộ, công chức ít đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn. Đó là chưa kể, vẫn còn tình trạng xây dựng đề án vị trí việc làm ở một số cơ quan, đơn vị chủ yếu căn cứ vào biên chế hiện có để mô tả, hợp thức hóa các công việc đang thực hiện, nhằm bảo toàn số biên chế hiện có, chứ chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ để đề xuất, lựa chọn cán bộ, công chức. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý biên chế có lúc, có nơi vẫn chưa quyết liệt, đồng bộ ở các cấp, chủ yếu mới tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm, còn thiếu biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm; công tác kiểm tra, giám sát theo chuyên đề về quản lý biên chế còn hạn chế.

Mặc dù Thanh Hóa là một trong những tỉnh “cán đích” chỉ tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 (giảm trên 10% biên chế cán bộ, công chức, viên chức). Song tỷ lệ biên chế công chức, viên chức được tinh giản chủ yếu ở đối tượng nghỉ hưu đúng tuổi hoặc chuyển công tác, nghỉ thôi việc; trong khi đối tượng nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP còn ít.

Nhất thể hóa chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn của chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tương đồng là hết sức cần thiết trong quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Song thực tế thí điểm tại một số địa phương cho thấy, việc kiêm nhiệm chức danh có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những mặt hạn chế. Bởi “nhập vai” cùng lúc 2 chức danh/2 nhiệm vụ, với khối lượng công việc lớn dễ dẫn đến sự quá tải đối với người đứng đầu, hoặc có thể xảy ra tình trạng quan liêu, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, quyền lực của người đứng đầu mô hình kiêm nhiệm là rất lớn, nhất là khi họ đồng thời giữ cả chức vụ đứng đầu cấp ủy và chính quyền. Điều này có thể giúp cho quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách được thông suốt, thuận lợi và hiệu quả. Song kết quả đó chỉ có được khi người đứng đầu có năng lực, trình độ, phẩm chất và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; còn nhược bằng không thì sẽ ngược lại. Thực tế cho thấy, vấn đề kiểm soát quyền lực có lúc, có nơi còn lỏng lẻo; đồng thời, kỷ cương, kỷ luật và việc thực thi pháp luật không nghiêm minh đã và đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần có cơ chế để vừa kiểm soát quyền lực, vừa khuyến khích người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhóm PV Chính trị - xã hội

Bài cuối: Gỡ khó để cán đích.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]