(Baothanhhoa.vn) - Đánh giá cán bộ bằng năng lực, trình độ, phẩm chất; đặt cán bộ đúng vị trí; tạo môi trường, cơ hội để cán bộ rèn luyện... là những yếu tố căn bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ, hoàn thiện "gốc của công việc”. Bởi, khi có những con người tốt, khi có đội ngũ cán bộ “xoay chuyển được tình hình” muôn việc sẽ thành công.

Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng (Bài cuối): Gốc vững, cây bền - muôn việc thành công

Đánh giá cán bộ bằng năng lực, trình độ, phẩm chất; đặt cán bộ đúng vị trí; tạo môi trường, cơ hội để cán bộ rèn luyện... là những yếu tố căn bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ, hoàn thiện "gốc của công việc”. Bởi, khi có những con người tốt, khi có đội ngũ cán bộ “xoay chuyển được tình hình” muôn việc sẽ thành công.

Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng (Bài cuối): Gốc vững, cây bền - muôn việc thành côngLãnh đạo xã Xuân Chinh (Thường Xuân) thường xuyên sâu sát cơ sở, vận động Nhân dân phát triển mô hình kinh tế rừng. Ảnh: Phan Nga

Tin liên quan:
  • Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng (Bài cuối): Gốc vững, cây bền - muôn việc thành công
    Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng (Bài 1): Đào tạo, rèn luyện cán bộ ...

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ góp phần xây dựng hệ thống chính trị, nền hành chính trong sạch, vững mạnh mà còn có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD) cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng.

  • Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng (Bài cuối): Gốc vững, cây bền - muôn việc thành công
    Công tác cán bộ là “công việc gốc” của Đảng (Bài 2): “Ngọc càng mài càng sáng, ...

    Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, trong đó điều động, luân chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lâu dài cho Đảng, đồng thời còn tạo điều kiện cho cán bộ được rèn luyện, thử thách.

Trao cơ hội để cống hiến

“Về cơ sở là để đào tạo, bồi dưỡng, có môi trường, cơ hội để cống hiến” - đó là tâm sự của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Vạn Hòa (Nông Cống) Nguyễn Thái Sơn. Gần 3 năm về địa phương, bước chân đồng chí Sơn như đã quá thân quen với từng ngõ xóm, bởi đồng chí thường dành thời gian xuống địa bàn, đến từng thôn, xóm để trực tiếp đối thoại, lắng nghe và giải quyết triệt để những ý kiến, kiến nghị của các tổ chức đoàn thể, Nhân dân, tạo niềm tin của đảng viên và người dân địa phương. Những khó khăn và thuận lợi ở địa bàn mới đã tạo cơ hội để bản thân đồng chí Sơn trải nghiệm và trưởng thành hơn trong công việc, nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của địa phương, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Với nỗ lực cố gắng của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã và cấp ủy, chính quyền địa phương, tháng 11-2021, xã Vạn Hòa đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao.

Là lãnh đạo trẻ của một sở cấp tỉnh, tháng 5-2020, được điều về đảm nhiệm cương vị Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung, đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Nhanh chóng “bắt nhịp” với chức trách mới, đồng chí Hải đã cùng tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy lựa chọn những công việc trọng điểm để chỉ đạo thực hiện: Công tác quy hoạch và phát triển kinh tế, XDNTM. Phát huy tính tiên phong, nêu gương, những việc khó, những vụ việc phức tạp, những “điểm nổi cộm” trong giải phóng mặt bằng, đồng chí Hải đều trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động, thuyết phục và trực tiếp đối thoại với người dân. Với sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; lăn lộn với cơ sở, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu, huyện Hà Trung đã có những bước “đột phá” mới, từng bước làm thay đổi “bộ mặt” của địa phương. Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung giành giải Đồng - Giải thưởng quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ 2 năm 2021, đang từng bước được hiện thực hóa trong thực tế. Hiện Hà Trung đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch mở rộng thị trấn đến năm 2035; điều chỉnh quy hoạch đến năm 2045 có 2 đô thị là Hà Long, Hà Lĩnh; đang hoàn thành quy hoạch, trình phê duyệt đô thị Cừ, đô thị Gũ... Ghi nhận những nỗ lực cố gắng của đồng chí, tháng 9-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tin tưởng điều động đồng chí Lê Thanh Hải đến “thử sức” ở địa bàn mới với cương vị Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, nhiệm kỳ 2021-2026.

Sức ỳ ở đâu cũng có, người nào cũng có nếu như chưa tuân thủ đúng tinh thần đổi mới, phát triển của thời đại. Khi một bộ phận cán bộ thực thi nhiệm vụ vẫn giữ quan điểm “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” thì công việc sẽ chỉ dừng lại ở mức độ bình thường, không có tính đột phá, quyết liệt, không có được kết quả nổi bật để khẳng định vai trò, vị trí, năng lực của bản thân. Sức ỳ đến từ căn bệnh thờ ơ, xa dân, không chịu lắng nghe dân đã kéo chậm sự phát triển của địa phương, của ngành mà trong đó phần nhiều do yếu tố con người và đặc biệt là vai trò của cán bộ, lãnh đạo chưa thực sự phát huy. Muốn tạo được sự đột phá trong công tác cán bộ, đòi hỏi cán bộ phải thay đổi tư duy trì trệ, thay vào đó là sự tận tụy với công việc, liêm chính, kiến tạo để tạo ra nguồn động lực thúc đẩy phát triển ở môi trường mới, môi trường mình đang công tác như các đồng chí Hải, đồng chí Sơn và nhiều cán bộ khác. Phải nắm lấy cơ hội để đổi mới chính mình, khẳng định mình thực sự chứ không “làm màu” bởi những việc làm của cán bộ luôn có sự theo sát đánh giá của tổ chức, đảng viên và Nhân dân.

Việc quyết liệt thực hiện chủ trương của tỉnh, của Trung ương về điều động, luân chuyển cán bộ các cấp, các ngành đã tạo nên đột phá trong công tác cán bộ, mang đến những luồng gió mới cho cơ sở, tạo được sự đồng thuận, tăng niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền. Hầu hết các đồng chí đã nắm bắt cơ hội để thể hiện năng lực bản thân và cùng với tập thể địa phương, ngành tạo ra nhiều điểm nhấn trong việc được cấp ủy các cấp ghi nhận, Nhân dân tin tưởng. Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã điều động, luân chuyển 75 lượt cán bộ. Đến nay, có 25/27 huyện, thị xã, thành phố (chiếm 92,6%) và 343/559 xã, phường, thị trấn (chiếm 61,3%) bố trí 1 trong 3 chức danh chủ chốt không phải là người địa phương. Những cán bộ qua quá trình luân chuyển đều khẳng định được mình bằng năng lực, uy tín. Đó là yếu tố bền vững nhất để các đồng chí lãnh đạo dù không phải là người địa phương nhưng vẫn bồi đắp niềm tin nơi tập thể cán bộ, đảng viên và thu được những “lá phiếu tín nhiệm” từ đảng viên, quần chúng Nhân dân.

Để công tác cán bộ đi vào thực chất

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Tài to ta dùng việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Thấm nhuần lời dạy của Người và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay trong công tác cán bộ, tỉnh Thanh Hóa luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác cán bộ. Qua đó tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Một trong những định hướng về công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ tỉnh là “đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ ở tất cả các khâu, đặc biệt là khâu đánh giá cán bộ và luân chuyển cán bộ”. Theo đồng chí Nguyễn Đức Thắng, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Để thực hiện được điều đó, từng cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy các cấp cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, thể chế hóa, cụ thể hóa thành quy chế, quy định nhằm bảo đảm thực hiện chặt chẽ quy trình của công tác cán bộ. Những nhận xét, đánh giá cán bộ phải được cấp ủy thảo luận dân chủ và quyết nghị theo tập thể; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm đúng nguyên tắc, phương pháp, phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết trong Đảng và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm. Thực tế cho thấy, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ sẽ tạo cơ sở cho việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật... cán bộ được khách quan, chính xác; ngược lại, nếu đánh giá không đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng không đúng người, đúng việc, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tạo ra sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng quy hoạch, bảo đảm tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc. Để thực hiện tốt công tác này, cần nâng cao nhận thức của cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về công tác quy hoạch cán bộ, tạo cơ sở thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ; đồng thời, phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch cán bộ bảo đảm đồng bộ, thiết thực.

Việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ và có giải pháp phù hợp để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ cán bộ cũng là điều được các cơ quan, đơn vị quan tâm. Từ thực tế triển khai tại địa phương, đồng chí Lê Đình Hải, Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân đề nghị tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư giai đoạn 2023-2025 để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND, ngày 15-4-2020 của UBND tỉnh và chính sách hỗ trợ cán bộ được luân chuyển, điều động từ địa phương này sang địa phương khác để thực hiện mục tiêu đến năm 2025, có 100% bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã không phải là người địa phương.

Cùng với đó, việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường cũng nhằm phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ. Khi bố trí, sử dụng cán bộ, cần lấy ý kiến rộng rãi, đa chiều làm cơ sở để quyết định trong bố trí và sử dụng; lắng nghe ý kiến của tập thể và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống. Bên cạnh đó, bố trí, sử dụng cán bộ phải bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý với trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác trên cơ sở nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của cán bộ. Mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ để họ có chức danh lãnh đạo, quản lý, được rèn luyện, thử thách, từ đó ngày càng trưởng thành, có điều kiện tham gia cấp ủy. Cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Thức đề nghị tỉnh và ngành chức năng cần có cơ chế tiếp nhận giáo viên từ các tỉnh, thành phố khác có nhu cầu về công tác tại Thanh Hóa và giáo viên đã có nhiều cống hiến ở những vùng khó khăn trong tỉnh được về công tác tại các địa bàn phù hợp theo yêu cầu. Sớm triển khai việc thi tuyển một số chức danh quản lý của ngành giáo dục nhằm bổ sung nguồn cán bộ quản lý có năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc điều động, luân chuyển đội ngũ giáo viên dôi dư cục bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu; đồng thời phối hợp với ngành giáo dục định hướng cho các em học sinh thi vào ngành sư phạm để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành trong giai đoạn tới...

Những kết quả sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU đã, đang được thực hiện, với những kết quả rõ nét sẽ là những nền tảng quan trọng để Thanh Hóa thực hiện những mục tiêu, chiến lược trong giai đoạn mới đưa tỉnh phát triển mạnh mẽ, vững chắc hơn, phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Phan Nga – Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]