(Baothanhhoa.vn) - Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định 1 trong 4 khâu đột phá đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 3 - Tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền kiến tạo

Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định 1 trong 4 khâu đột phá đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên; nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 3 - Tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền kiến tạo

Lãnh đạo xã Hóa Quỳ kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao ở thôn Đồng Xuân.

Đi đầu trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao chế độ công chức, công vụ, cải cách hành chính. Thực hiện chủ trương này, Thanh Hóa đã quyết tâm, quyết liệt thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Việc định hướng tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB,CC,VC,NLĐ) đã được tiến hành tốt, tạo sự đồng thuận cao nên việc sắp xếp diễn ra thuận lợi. Vì vậy, việc hợp nhất, sắp xếp đã được CB,CC,VC, NLĐ trong các đơn vị đồng tình, ủng hộ, được dư luận đánh giá cao.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), tỉnh đã tiến hành rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC, NLĐ các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã sắp xếp lại các phòng và tương đương trực thuộc các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy từ 32 đầu mối còn 25 đầu mối (giảm 07 đầu mối); sắp xếp lại các khoa và tương đương của Trường Chính trị tỉnh từ 07 đầu mối còn 05 đầu mối (giảm 02 đầu mối). Giải thể 27/27 Công đoàn ngành Giáo dục cấp huyện. Tổ chức bộ máy của các Sở được sắp xếp lại giảm 12 phòng, 5 chi cục và 5 đơn vị sự nghiệp. Thành lập Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trên cơ sở sắp xếp lại 7 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trên cơ sở giải thể, tổ chức lại 05 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh (giảm 4 đơn vị). Thành lập Văn phòng đăng ký đất đai trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và 27 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện, thị xã, thành phố (giảm 27 đơn vị). Thành lập Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể dục, thể thao; Trung tâm Văn hóa - Thông tin; Trung tâm Thể dục thể thao; Đài Truyền thanh - Truyền hình; Ban quản lý các Di tích (giảm 37 đầu mối). Thành lập 27 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Dạy nghề cấp huyện trên cơ sở nhập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên với Trung tâm dạy nghề hoặc Trường Trung cấp nghề (giảm 24 đầu mối). Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện trên cơ sở hợp nhất Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông huyện, thị xã, thành phố (giảm 54 đầu mối). Sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế cấp huyện (giảm 27 đầu mối). Phê duyệt và triển khai Đề án thực hiện cơ chế tự chủ tại các Bệnh viện công lập của tỉnh giai đoạn 2018-2020, theo đó ngân sách cấp cho các bệnh viện giảm từ 420 tỷ năm 2017 xuống 268 tỷ năm 2020 (giảm 152 tỷ); theo lộ trình, sau năm 2020 khoảng gần 6.000 viên chức các bệnh viện sẽ không còn trong biên chế (trừ các huyện miền núi).

Cùng với sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh đã tập trung chỉ đạo sáp nhập 3.100 thôn, tổ dân phố, để thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố mới, theo đó, toàn tỉnh đã giảm từ 5.971 thôn, tổ dân phố, xuống còn 4.393 thôn, tổ dân phố (giảm 1.578 thôn, tổ dân phố). Hoàn thành việc sáp nhập 143 xã, thành 67 xã, (giảm 76 xã), là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị. Việc sáp nhập các xã, thôn, tổ dân phố không chỉ tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, mà còn góp phần tinh giản biên chế, tiết kiệm chi ngân sách. Sáp nhập thôn, tổ dân phố; sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; sắp xếp lại số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo Nghị định 34/2019/NĐ- CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ, toàn tỉnh đã giảm được 28.108 người, trong đó: Giảm 1.308 cán bộ, công chức cấp xã do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; giảm 1.187 cán bộ, công chức cấp xã do thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP và đưa công an chính quy về xã; giảm 6.244 người hoạt động không chuyên trách và hội đặc thù cấp xã do thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP; giảm 10.504 người hoạt động không chuyên trách do sáp nhập thôn, tổ dân phố; giảm 8.829 người hoạt động không chuyên trách do thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP. Tổng số tiền ngân sách tỉnh tiết kiệm được do sáp nhập thôn, tổ dân phố, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã do thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP khoảng 463,6 tỷ đồng/năm,

Thực hiện mạnh mẽ công tác điều động, luân chuyển cán bộ, bố trí người đứng đầu không phải là người địa phương

Nhận thức rõ công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội, tăng lợi thế cạnh tranh và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong 3 nhiệm kỳ gần đây, Chương trình phát triển nguồn nhân lực đều được xác định là chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12-3-2012 “Về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 21-7-2014 “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020” và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý Nhà nước theo chức danh vị trí việc làm; ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ; năng lực hội nhập quốc tế..

Xác định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, cũng như các địa phương khác, thời gian qua, công tác điều động, luân chuyển (ĐĐ, LC) cán bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân quan tâm, chú trọng, tạo bước đột phá, góp phần đổi mới sâu sắc công tác cán bộ ở địa phương.

Tháng 6-2015, đồng chí Đỗ Văn Chung, Chánh Văn phòng Huyện ủy Như Xuân đã được luân chuyển về làm Bí thư Đảng ủy xã Yên Lễ (xã thuộc diện 30a, có tới 60% là người dân tộc thiểu số, nay sáp nhập vào thị trấn Yên Cát). Ghi nhận sau hơn 4 năm trên vùng đất khó, hiệu quả công việc đầu tiên ở vị trí mới đó là đồng chí Chung đã đưa ra ý tưởng xây dựng mô hình đánh giá cán bộ và đã được Đảng bộ, chính quyền Yên Lễ triển khai, thực hiện. Đây cũng là xã đầu tiên của tỉnh cho ra đời mô hình này. Hiện mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Như Xuân. Đồng chí Đỗ Văn Chung tâm sự: “Khi đặt chân về Yên Lễ, tỷ lệ hộ nghèo tại đây chiếm tới 30%, nhiều hộ dân đang phải sống trong nhà tạm. Xác định muốn giảm nghèo, muốn nâng cao đời sống Nhân dân thì ngoài việc phải cố gắng vận dụng linh hoạt khi thực hiện các công trình, dự án, phải khai thác tốt nguồn lực của địa phương. Điểm thuận lợi của Yên Lễ là giáp thị trấn Yên Cát, thiên về phát triển dịch vụ, thương mại cho nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho bà con là rất quan trọng”. Từ suy nghĩ đó, đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo xã phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều cách làm sáng tạo hiệu quả. Sau gần 5 năm Yên Lễ từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đến giữa năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,18%, thu nhập bình quân từ 8 triệu đồng/người/năm (2010) đã nâng lên là 44,4 triệu đồng năm 2019. Đầu năm 2018 xã Yên Lễ đón bằng công nhận xã NTM và tháng 11 -2019 được công nhận là xã NTM nâng cao. Ngày 30-11-2019, thực hiện Nghị quyết số 786 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, xã Yên Lễ sáp nhập với thị trấn Yên Cát. Ngay sau khi sáp nhập đồng chí Đỗ Văn Chung đã cùng với cấp ủy, chính quyền ổn định tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ đi cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc sau khi tiến hành sáp nhập. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Yên Cát lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020–2025, đồng chí Đỗ Văn Chung tiếp tục được đại hội tín nhiệm bầu giữ chức danh Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Cát, nhiệm kỳ 2020–2025.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 3 - Tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền kiến tạo

Anh Hà Văn Toản (người thứ 2 từ trái sang) hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn cho gia đình chị Vi Thị Hiên, ở bản Lang, xã Trung Hạ.

Cùng với điều động, luân chuyển cán bộ, đưa cán bộ huyện, xã về thôn, bản, cùng làm với bà con, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, tập tục lạc hậu, hướng dẫn trực tiếp cách thức sản xuất tiến bộ, tháo gỡ kịp thời các “nút thắt” tại cơ sở … là cách làm mà huyện Quan Sơn triển khai thông qua các mô hình “3+1”, đã góp phần sửa đổi lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, khắc phục khâu yếu trong tổ chức thực hiện đưa nghị quyết vào cuộc sống, thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo, xây dựng ...

Là một trong những cán bộ huyện tăng cường về xã Trung Hạ theo mô hình “3+1”, anh Hà Văn Toản, Trưởng phòng nông nghiệp UBND huyện bộc bạch: Ban đầu cũng có chút lúng túng, nhưng rồi bản thân mình cũng phải sắp xếp công việc khoa học, gọn gàng để thực hiện. Anh đã cùng các cán bộ xã, thôn, bản vận động bà con người Thái ở xã Trung Hạ thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũ, biết trồng rau an toàn, nuôi bò bán chăn thả. Đến nay hầu như các hộ gia đình trong xã đều có vườn rau an toàn. Anh đã hướng dẫn, giúp đỡ 6 hộ gia đình hình thành nên mô hình nuôi bò theo nhóm hộ đầu tiên ở Trung Hạ, với hình thức bán chăn thả, quy mô 50 con. Được sự vận động, giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật của anh Toản và các cán bộ huyện, xã, gia đình chị Lò Thị Lan ở bản Hậu là một trong những hộ đầu tiên của xã thực hiện thâm canh cây vầu, phục tráng rừng vầu. Bình quân hàng năm nguồn thu từ vườn ươm 4.000 bầu vầu và 5 ha rừng vầu đã mang lại cho gia đình chị Lan khoảng 360 triệu đồng. Chị Lan cho biết: Hiện nay gia đình tôi đang được các cán bộ giúp đỡ trồng thử nghiệm cây sa nhân. Nếu thành công, sẽ có thêm nhiều bà con làm theo. Không chỉ giúp đỡ bà con xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, các đồng chí cán bộ bản Hậu, xã Tam Lư cho biết: Các cán bộ huyện, xã được tăng cường về bản trong các lần cùng dự sinh hoạt, đã gợi ý giúp cho chi bộ có định hướng hàng tháng làm những gì. Cách thức tổ chức, nội dung các cuộc họp được xác định rõ ràng hơn, không còn chung chung như trước nữa. Qua đó đã giúp các chi bộ thôn, bản nâng cao năng lực lãnh đạo.

Theo đồng chí Vũ Văn Đạt, Bí thư huyện ủy Quan Sơn cho biết: Bước vào nhiệm kỳ 2015 – 2020, Huyện ủy Quan Sơn đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về giảm nghèo nhanh và bền vững, về tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong nhân dân… nhằm tạo sự đột phá. Để khắc phục khâu yếu trong tổ chức thực hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống, Ban Chấp hành (BCH), Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy đã đổi mới phương thức lãnh đạo, với phương châm bám cơ sở, phân công các ủy viên BCH, BTV và cán bộ chủ chốt các ban, phòng, ngành cấp huyện phụ trách từng xã, từng thôn, bản, thực hiện nghiêm chế độ đi cơ sở, cấp ủy viên dự sinh hoạt định kỳ với chi bộ thôn, bản. Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ, đó là từ năm 2017 Huyện ủy đã thí điểm triển khai mô hình “3+1”. “3+ 1” có nghĩa là cán bộ huyện, xã trong tháng có 3 tuần công tác ở công sở huyện, xã, và dành 1 tuần xuống thôn bản để cùng làm với nhân dân. Qua triển khai mô hình “3+1” làm cho cán bộ gần dân hơn, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Việc thực hiện mô hình “3+1” được lượng hóa bằng các công việc cụ thể, có báo cáo, đánh giá về kết quả thực hiện, nên rất giúp ích cho công tác đánh giá cán bộ, từ đó lựa chọn được những cán bộ có năng lực thực sự để đưa vào quy hoạch, tạo nguồn cán bộ chủ chốt để bố trí cho địa phương, cơ sở.

Trong 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã có những giải pháp hiệu quả, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy trình, quy định, khoa học, bài bản và có tầm nhìn chiến lược, tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Trong công tác tạo nguồn, quy hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, đúng, đủ các quy trình, quy định. Đặc biệt, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo mở rộng phạm vi giới thiệu, đối tượng lấy ý kiến phát hiện cán bộ để đưa vào quy hoạch theo hướng “động” và “mở”, tiến hành đồng bộ cả 3 cấp và lấy quy hoạch cấp dưới để xây dựng quy hoạch cấp trên; mở rộng nguồn cán bộ từ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, phát huy dân chủ trong giới thiệu, phát hiện nguồn cán bộ quy hoạch, bảo đảm cơ cấu, tính kế thừa và phát triển. Trong nhiệm kỳ này, việc đánh giá cán bộ, điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ lãnh đạo không phải là người địa phương, thực hiện kiêm nhiệm, nhất thể hóa các chức danh được thực hiện quyết liệt hơn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quy chế kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hằng năm đối với tập thể và cá nhân trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nội dung đánh giá được xây dựng thành các tiêu chí cụ thể; kết quả đánh giá, xếp loại được công khai làm cơ sở để xét thi đua khen thưởng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sắp xếp và bố trí cán bộ. Các cấp, các ngành, địa phương đã mạnh dạn luân chuyển, bố trí cán bộ trẻ về cơ sở, tăng cường luân chuyển cán bộ ngang, dọc để đào tạo. Nhiều địa phương sau khi tiến hành điều động, luân chuyển cán bộ đến các đơn vị yếu kém đã góp phần ổn định tình hình, kinh tế - xã hội có bước phát triển. Nhiều cán bộ diện điều động, luân chuyển được rèn luyện, trưởng thành, được bố trí, sắp xếp vào vị trí cao hơn. Cùng với sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền đã thực hiện mạnh mẽ việc nhất thể hóa, kiêm nhiệm một số chức danh như bố trí đồng chí thường vụ cấp ủy trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch ủy ban MTTQ cấp huyện; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ dân phố; thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp; bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã... Tỉnh đã xây dựng quy hoạch và đề án nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực; dành nguồn lực lớn để bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ cơ sở và lao động nông thôn... Cấp uỷ các cấp đã chú trọng xây dựng, kiện toàn đội ngũ cấp ủy, bí thư cấp ủy đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Từ năm 2016 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử 221 lượt cán bộ; điều động, luân chuyển 75 lượt cán bộ. Đến nay, có 25/27 huyện, thị, thành phố (chiếm 92,6%) và 343/559 xã, phường, thị trấn (chiếm 61,3%%) bố trí 1 trong 3 chức danh chủ chốt không là người địa phương.

Qua 5 năm thực hiện khâu đột phá về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ đã tạo nên những chuyển biến rõ nét trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Minh Hiếu

Tin liên quan:
  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 3 - Tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền kiến tạo
    [Bài dự thi Giải Búa liềm vàng 2020] Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn

    Để có một Thanh Hóa như hôm nay căng tràn sức sống, phải kể đến tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo và sự đóng góp của nhân dân trong tỉnh với sự nỗ lực đoàn kết vươn lên để thoát ra khỏi hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo của cả nước trong nhiều năm qua. Mà dấu ấn phải kể đến Khu Kinh tế (KTT) Nghi Sơn là động lực. Nếu trước đây khi nhắc đến các huyện nghèo khó khăn ở tỉnh Thanh Hóa người ta thường hay nói “Nhất xương- nhì Gia – thứ ba Hậu Lộc”, đó là chuyện xưa rồi, đến nay khi nhắc đến Tĩnh Gia, nay là thị xã Nghi Sơn là nói đến sự phát triển đưa KKT Nghi Sơn thành khu kinh tế động lực, có sức lan tỏa, đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ cũng như tầm ảnh hưởng đối với cả nước .

  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 3 - Tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền kiến tạo
    [Bài dự thi Giải Búa liềm vàng 2020] Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 1 - Những quyết sách và dấu ấn nổi bật

    Nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 150km về phía Nam, Thanh Hóa trong những năm gần đây đã có sự bứt phá ngoạn mục khi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đến văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị. N gày 5-8-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 - NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết là một mốc son khẳng định vai trò quan trọng của Thanh Hóa trong những đóng góp đổi mới, phát triển của cả đất nước 10 năm qua và trong giai đoạn hiện nay, đồng thời ghi dấu trên hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu.


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]