Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Cá nhân vi phạm quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bị phạt tới 50 triệu đồng.
Ngày 10/12, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
Theo Nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 1 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc bổ sung hoặc lắp đặt trạm quan trắc, phương tiện đo khí tượng thủy văn; buộc tổ chức thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn...
Tự ý cho thuê giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn bị phạt từ 20-25 triệu đồng
Theo Nghị định, phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Thực hiện không đúng phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo theo nội dung giấy phép; cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo cho đối tượng không đúng theo nội dung giấy phép; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép.
Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng đối với hành vi tự ý cho mượn, cho thuê giấy phép.
Phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép; hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn từ 6 tháng trở lên.
Vi phạm quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bị phạt tới 50 triệu đồng
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không tuân thủ quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện việc dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa theo quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa; ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ba lần liên tiếp trong 01 tháng đối với mỗi loại bản tin không đủ độ tin cậy.
Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; cố ý vi phạm quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Không phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn phạt đến 40 triệu đồng
Theo nghị định, phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn mà không nêu rõ nguồn gốc bản tin.
Hành vi hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có nguồn gốc bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi truyền, phát không đầy đủ nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.
Hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn; gian lận về nguồn gốc bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn khi truyền, phát; truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn; cố ý đưa tin sai lệch về hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2025./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 14:33:00
Các địa phương thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trước ngày 1/8/2025
-
2024-12-11 13:03:00
Phụ nữ Hà Trung - cầu nối đưa pháp luật đến với hội viên
-
2024-12-09 09:52:00
Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng sẽ được xét cấp đổi ngay
Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số
Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
Đề xuất quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12
Quan Sơn chú trọng phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Những điều cần lưu ý khi đăng ký, quản lý cư trú theo Nghị định mới
Quy định về tốc độ tối đa của xe cơ giới áp dụng từ 01/01/2025
Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp do tự khai hoang
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông