(Baothanhhoa.vn) - Nằm ở phía Tây của huyện và cách thị trấn Lang Chánh khoảng 18 km, từ nhiều năm nay, bản Năng Cát (xã Trí Nang) đã được biết đến là một điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn của huyện Lang Chánh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quảng bá du lịch từ hình ảnh đẹp của cộng đồng

Nằm ở phía Tây của huyện và cách thị trấn Lang Chánh khoảng 18 km, từ nhiều năm nay, bản Năng Cát (xã Trí Nang) đã được biết đến là một điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn của huyện Lang Chánh.

Quảng bá du lịch từ hình ảnh đẹp của cộng đồngTập sách quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng bản Năng Cát.

Nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển, khí hậu trung bình trong năm khoảng 15-180C, nhờ đó bản Năng Cát có khí hậu mát mẻ quanh năm và rất phù hợp cho du lịch nghỉ dưỡng núi phát triển. Đặc biệt, nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái cho nhiều cảnh sắc tươi đẹp, mà nổi bật hơn cả là thác Ma Hao. Bản Năng Cát nằm giữa một lòng chảo được bao bọc bởi núi non hùng vĩ, ở giữa là suối Tá tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình. Ngoài ra, nơi đây còn gìn giữ được nhiều truyền thống văn hóa – lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc Thái đen. Trong đó, hơn 90% hộ dân còn lưu giữ được các nhà sàn truyền thống, với nhiều nhà sàn cổ kiến trúc độc đáo, cao rộng thoáng và sạch sẽ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch khám phá văn hóa cộng đồng.

Với những ưu thế sẵn có đó, từ cuối năm 2014, Quy hoạch chi tiết Khu Du lịch bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh đã được xây dựng. Trong đó, chú trọng khai thác cảnh quan thác Ma Hao gắn với cảnh quan thiên nhiên rừng, nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của du khách. Đặc biệt, việc phát triển du lịch cộng đồng nơi đây gắn với du lịch có trách nhiệm, nghĩa là nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên và văn hóa gắn liền với việc bảo vệ, bảo tồn và giảm thiểu tác động từ du khách đến hệ sinh thái và đời sống cư dân bản địa. Ở đây nhấn mạnh đến vai trò của cư dân địa phương, bởi không ai có thể làm tốt, hay có khả năng làm thay họ nhiệm vụ bảo vệ và duy trì các di sản thiên nhiên và văn hóa cộng đồng. Bởi lẽ, không ai hiểu được đặc trưng văn hóa và đời sống một cộng đồng, bằng chính các thành viên đang sinh sống trong cộng đồng ấy.

Từ ví dụ trên để thấy rằng, vai trò của người dân trong phát triển du lịch là không thể phủ nhận. Họ - những “hướng dẫn viên du lịch cộng đồng” là người bản địa, cũng là người có hiểu biết phong phú, sâu sắc về khu, điểm du lịch. Do đó, thay vì dựa vào sách vở lý thuyết, họ dựa theo vốn sống, theo kinh nghiệm để truyền đạt những hiểu biết của mình một cách dung dị và dễ hiểu nhất. Đặc biệt, chính công việc và đời sống hàng ngày của họ, đã là một bản thuyết minh có sức thuyết phục du khách. Đồng thời, khi ý thức được du lịch đang trở thành nguồn thu nhập quan trọng, thì chính họ sẽ là những người đầu tiên “nói không” với tình trạng bắt chẹt, vòi vĩnh, ăn xin, móc túi du khách. Cùng với đó là ý thức bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cũng dần được nâng lên; cũng như giảm thiểu các biểu hiện thiếu văn minh, văn hóa trong du lịch. Nhờ vậy, mỗi người cũng sẽ là một cầu nối, một sợi dây liên hệ giữa du khách với cộng đồng làm du lịch hay điểm đến du lịch.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]