(Baothanhhoa.vn) - Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”, nhằm lan tỏa vai trò và ý nghĩa của gia đình đối với xã hội; đồng thời đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, hạnh phúc, tạo tiền đề cho một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc

Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”, nhằm lan tỏa vai trò và ý nghĩa của gia đình đối với xã hội; đồng thời đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, hạnh phúc, tạo tiền đề cho một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Gia đình bình an – xã hội hạnh phúcMột tiết mục tại hội thi thể thao, văn hóa gia đình nông thôn mới.

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong mỗi gia đình, yếu tố tạo nên sự bền vững đó chính là sự gắn kết về huyết thống, tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Sự gắn kết ấy bền chặt bao nhiêu thì ắt sẽ tạo nên tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu giữa các thành viên bấy nhiêu.

Tuy nhiên ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực đã và đang khiến cho sự gắn kết gia đình trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng tới không khí đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình. Đó được xem là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái; cơ hội cho các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; gia tăng tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ), ly hôn. Trong đó, BLGĐ đang là vấn nạn của xã hội khi không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bị bạo lực; mà nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của gia đình, dòng tộc.

Hai năm qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến nhiều gia đình chịu thiệt hại về kinh tế, gia tăng mâu thuẫn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Song, mặt nào đó dịch bệnh cũng đã tạo nên những khoảng lặng để mỗi cá nhân ngẫm lại cách sống của mình. Không ít người đã lên tiếng và chợt nhớ ra những giá trị trân quý của gia đình, đó là sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc của mỗi thành viên. Bởi, không ít gia đình đã phải chịu cảnh chia xa trong một thời gian dài do có bố/mẹ/con tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhiều người vợ, người mẹ sẵn sàng tạm gác niềm vui, hạnh phúc, tình mẫu tử để đi vào tâm dịch, làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch. Cùng với đó, xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp về sự chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng trong dịch bệnh, cùng nhau nỗ lực, vượt qua khó khăn với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng đại dịch.

Với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc”, Ngày Gia đình Việt Nam năm nay đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc. Do đó, mỗi cá nhân cần thường xuyên vun đắp, gìn giữ và phát huy những giá trị ấy để xây dựng gia đình, xã hội bình an, hạnh phúc. Bởi, gia đình có bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc, thì mỗi cá nhân mới an tâm cống hiến, tạo dựng những giá trị tốt đẹp giúp xã hội phát triển. Cùng với sự thay đổi, nỗ lực của mỗi cá nhân, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành, đoàn thể cần xác định công tác gia đình là một nhiệm vụ thường xuyên, có vị trí quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả công tác gia đình. Chú trọng hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Qua đó, bảo tồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, nhất là các gia đình chính sách, gia đình người dân tộc thiểu số, người nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được những kiến thức về khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, pháp luật và phúc lợi xã hội.

Hưởng ứng kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các ban, sở, ngành, đoàn thể, địa phương căn cứ tình hình thực tế và đặc thù của đơn vị tổ chức tuyên truyền về Ngày Gia đình Việt Nam và truyền thông Tháng Hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ. Các hình thức tuyên truyền phù hợp với công tác phòng, chống dịch mà vẫn bảo đảm truyền thông, lan tỏa chủ đề và các thông điệp về gia đình như: “Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn”; “Gia đình là trường học đầu tiên để hình thành nhân cách của mỗi người”; “Gia đình là pháo đài, thành viên gia đình là chiến sĩ trong phòng, chống dịch bệnh”; “Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương”; “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”; “Ngăn ngừa các hành vi bạo lực gia đình để xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình”. Từ đó, tôn vinh giá trị tốt đẹp của gia đình Việt, đề cao chuẩn mực đạo đức, lối sống và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]