Sáng 25/2, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Griffith triển khai lắp đặt hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính (KNK) trong sản xuất lúa nước tại xã Hà Long, huyện Hà Trung.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long

Sáng 25/2, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Griffith triển khai lắp đặt hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính (KNK) trong sản xuất lúa nước tại xã Hà Long, huyện Hà Trung.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Griffith lắp đặt hệ thống trí thông minh nhân tạo để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vụ xuân năm 2025, tại xã Hà Long (Hà Trung).

Hoạt động nằm trong dự án “Canh tác carbon chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo và bản sao số để phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Thanh Hóa”, do Đại học Griffith và Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện, Quỹ Aus4Innovation (Úc) tài trợ, sẽ phát triển một nền tảng số được hỗ trợ bởi AI, cho phép định lượng khí thải nhà kính chính xác hơn và thúc đẩy ngành nông nghiệp cacrbon, từ đó góp phần vào các thực hành nông nghiệp bền vững và mang lại cơ hội tạo nguồn thu mới thông qua tín chỉ carbon.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long

Đại diện dự án giới thiệu về hệ thống trí thông minh nhân tạo để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

Dự án đặt mục tiêu thiết lập hệ thống giám sát phát thải KNK từ hoạt động canh tác lúa, tập trung vào việc theo dõi và đo lường các chỉ số liên quan đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ canh tác lúa. Thông qua việc lắp đặt các thiết bị cảm biến để đo lượng phát thải khí CH4 thông qua giải pháp kiểm soát tưới ướt khô xen kẽ (AWD) và các chỉ số môi trường, dinh dưỡng đất (như độ ẩm, nhiệt độ, pH, NPK...), hệ thống sẽ cung cấp dữ liệu cần thiết để tính toán hệ số phát thải và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến phát thải KNK. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ hỗ trợ việc xác minh các phương pháp quản lý như chống thất thoát sau thu hoạch, không đốt rơm rạ sau thu hoạch thông qua ảnh vệ tinh.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long

Máy móc được cài đặt giúp thu thập các dữ liệu, tính toán các chỉ số phát thải và hấp thụ khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

Nền tảng do các nhà khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội góp phần xây dựng sẽ là bước đệm quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động nông nghiệp, nâng cao khả năng lưu giữ carbon và tạo cơ hội thu nhập mới thông qua tín chỉ carbon được xác minh nhờ công nghệ AI. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của Việt Nam về phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng thị trường carbon vào năm 2028, qua đó góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long

Lắp đặt hệ thống trí thông minh nhân tạo để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa vụ xuân năm 2025, tại xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa).

Trước đó, nhóm dự án đã triển khai lắp đặt hệ thống trí thông minh nhân tạo để đo đạc, thu thập dữ liệu phát thải khí nhà kính (KNK) trong sản xuất lúa nước tại xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

Tin liên quan:
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long
    Sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính

    Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập và đời sống của người trồng lúa trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai các biện pháp xây dựng các vùng chuyên canh lúa giảm phát thải khí nhà kính, áp dụng các quy trình canh tác bền vững để gia tăng giá trị.

  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long
    Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

    Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định, chưa đảm bảo thời gian cách ly, vứt bao gói bừa bãi sau sử dụng cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân. Nhận thức được vấn đề trên, các địa phương đã tích cực tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng, thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV đúng cách.

  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất lúa tại xã Hà Long
    Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân

    Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.

Anh Tuân


Anh Tuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]