(Baothanhhoa.vn) - Trong phần 2 này xin giới thiệu : "Một số giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp đổi mới ở Thanh Hóa hiện nay". Đ ặc biệt những ngày gần đây các thế lực thù địch đã và đang ráo riết dở chiêu trò xúi giục "không biết, không bầu" để phá hoại Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quán triệt quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo (Phần 2): Một số giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp đổi mới ở Thanh Hóa hiện nay

Trong phần 2 này xin giới thiệu: "Một số giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp đổi mới ở Thanh Hóa hiện nay". Đặc biệt những ngày gần đây các thế lực thù địch đã và đang ráo riết dở chiêu trò xúi giục "không biết, không bầu" để phá hoại Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Quán triệt quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo (Phần 2): Một số giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp đổi mới ở Thanh Hóa hiện nay

Trước đây cũng như hiện nay các thế lực thù địch thường ráo riết thực hiện “Tôn giáo hóa” vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là âm mưu, hoạt động nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chúng coi đây là mũi nhọn, ngòi nổ tiến công để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của ta, kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước - Vương quốc” trong vùng DTTS, tiến tới mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.

Với ý đồ xấu và âm mưu thâm độc đó, các thế lực thù địch, phản động đã và đang ráo riết tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng DTTS để hoạt động chống phá. Chúng âm mưu sử dụng tôn giáo như một công cụ tinh thần để nắm giữ, khống chế đồng bào các DTTS, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền, cao hơn nữa là gây mâu thuẫn, xung đột dân tộc và đẩy tới ly khai, tự trị ở các vùng DTTS.

Cái gọi là “Ba Tây” trước đây - bài học nhãn tiền cho chúng ta vẫn còn đó (bọn phản động đã tuyên truyền, lôi kéo lập ra một số hình thức tôn giáo riêng cho người DTTS như “Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên; kích động luận điệu “Tin lành riêng của người Mông” ở Tây Bắc, “Phật giáo riêng của người Khmer” ở Tây Nam bộ). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ý đồ thâm độc “Ba Tây” đó đã bị quân và dân ta làm cho phá sản.

Đối với Thanh Hóa, theo Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo được công nhận về tổ chức là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài, với khoảng hơn 300.000 tín đồ, chiếm gần 8% số dân toàn tỉnh. Tuy không đông so với một số tỉnh, thành phố khác, song có đặc thù là các tín đồ theo đạo có mặt ở hầu hết 27/27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh; trong vùng đồng bào dân tộc ít người.

Có thể nói tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa nhiều năm qua tương đối ổn định, công tác tôn giáo luôn hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Song, bên cạnh đó, công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng gặp không ít khó khăn, bất cập, như: với địa lý rộng, nhiều dân tộc cùng sinh sống; khối lượng công việc lớn; trong khi bộ máy làm công tác tôn giáo mỏng, dẫn đến công tác quản lý, tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cũng gặp nhiều khó khăn; hiện tượng tôn giáo mới được coi là tà đạo như “Ngọc phật Hồ Chí Minh” - “Giáo hội Lạc Hồng”, “Hội Tiên Rồng”, gần đây nhất là “Hội thánh Đức Chúa Trời”, mặc dù đã được đấu tranh, ngăn chặn khá hiệu quả, song đã để lại những hệ lụy tiêu cực đối với đời sống xã hội trên địa bàn như vợ lìa chồng, con cái bỏ bê việc học tập, gia đình ly tán, hạnh phúc đổ vỡ...

Mặt khác, thế giới và trong nước đang có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, kết hợp với dân tộc, dân chủ, nhân quyền để quốc tế hóa vấn đề này nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của ta.

Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, nhất là 11 huyện miền núi Thanh Hóa cần phải tuyên truyền, phổ biến và quán triệt sâu sắc để cán bộ và Nhân dân trên cơ sở nhận diện được âm mưu, thủ đoạn và hoạt động lợi dụng tôn giáo trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, để đề ra giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh cho phù hợp. Cụ thể:

* Một là, tiếp tục quán triệt nhằm thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo.

Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, vì có thống nhất về nhận thức mới thống nhất về hành động. Do đó, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với quy định của pháp luật"(1). Theo đó, việc quán triệt quan điểm chính sách tôn giáo nhấn mạnh đến năm vấn đề chính yếu sau:

(1) Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân;

(2) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng;

(3) Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo;

(4) Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ đã được nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật;

(5) Chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.

Do vậy, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng và chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh, trước hết là cán bộ, đảng viên đang công tác tại xã, thôn nhằm thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo của Đảng ta. Cần phải nhấn mạnh rằng chúng ta không chống tôn giáo, chỉ chống việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước ta. Chúng ta tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ; không dùng các biện pháp hành chính để ép buộc quần chúng bỏ đạo.

* Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng các tôn giáo.

Công tác vận động quần chúng nói chung và quần chúng tín đồ các tôn giáo nói riêng là một lĩnh vực công tác của Đảng, có vị trí, vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Vì vậy, Đảng ta cho rằng: "Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng"(2). Cần phải tuyên truyền để giáo dân thấy rằng: Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền để mỗi giáo dân hiểu rõ quan đểm, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; thực hiện lương – giáo đoàn kết; sống "phúc âm trong lòng dân tộc"; song cũng kiên quyết "chống việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân". Trong quá trình tuyên truyền, vận động cần đặc biệt quan tâm đến những đòi hỏi chính đáng của giáo dân và các tôn giáo như trong Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã chỉ rõ: "Quan tâm giải quyết kịp thời những đề xuất chính đáng của các tôn giáo"(3).

* Ba là, nêu gương những tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng và chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung ở những vùng có đạo nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc "kính Chúa, yêu Tổ quốc", "sống tốt đời, đẹp đạo", "sống phúc âm trong lòng dân tộc". Tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết Lương - Giáo; đoàn kết trong nội bộ tôn giáo. Theo đó, cần tiếp tục "Thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc"(4); đồng thời phải "Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, tín đồ sống "tốt đời, đẹp đạo", đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo"(5) như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh XIX đã đề ra. Trên cơ sở đó, vạch trần, mặt tiêu cực, các hoạt động mê tín dị đoan của các phần tử xấu; vạch trần và lên án âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược "DBHB", bạo loạn, lật đổ của CNĐQ và các thế lực thù địch.

* Bốn là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

- Đây là giải pháp rất căn bản và quan trọng trong tình hình hiện nay để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền về tôn giáo, tín ngưỡng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ giới hạn ở người “Công dân” mà phải mở rộng ra đối với “Mọi người” ở mọi lứa tuổi theo công ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước ta đã ký. Luật Tôn giáo, tín ngưỡng là cơ sở pháp lý cho việc xem xét tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo, hoạt động đào tạo chức sắc tôn giáo và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động.

- Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh. "Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trong, giúp nhau cùng phát triển. Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số"(6) như trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ và những năm tiếp theo mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra.

- Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, kết hợp với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Nhà nước ta; đặc biệt là hiện nay, các thế lực thù địch đã và đang dở "chiêu trò xúi giục" rằng: "không biết, không bầu" để phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đang đến gần (23/5/2021). Kiên quyết xử lý nghiêm minh những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với quy định của pháp luật, "Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước"(7) như trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ và những năm tiếp theo mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra.

- Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục... của Nhà nước, theo nguyên tắc: (1)Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật. (2)Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo: (1)Đối với đất đai, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. (2)Đối với việc khiếu kiện liên quan đến nhà và cơ sở tôn giáo đã chuyển giao cho chính quyền hoặc đoàn thể sử dụng: về nguyên tắc, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; riêng đối với những trường hợp nhà, đất do tôn giáo đã hiến tặng có văn bản xác nhận thì không đặt vấn đề trả lại.

- Đối với hội đoàn tôn giáo, thực hiện theo nguyên tắc mọi tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhận và hoạt động theo quy định của pháp luật./.

Vũ Tất Thành

(Khoa Xây dựn Đảng, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa)

Chú thích:

(1): Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr.165.

(2): Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết 25-NQ/TW của BCHTW - Khóa IX, năm 2003.

(3), (5): Đảng bộ Thanh Hóa: Báo cáo chính trị trình ĐH XIX, nhiệm kỳ 2020-2021.

(4), (6), (7): Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia, Sự thật, H.2016, tr.50.


Vũ Tất Thành

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]