Từ màn tranh luận giữa hai phó tướng đến nền tảng của hệ thống chính trị Mỹ
Về vai trò của phó tổng thống trong hệ thống chính trị Mỹ và kết quả cuộc tranh luận mới đây giữa hai ứng viên phó tổng thống J.D. Vance và Tim Walz sẽ tác động như thế nào đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới?
Cuộc tranh luận ngày 2/10 giữa ứng viên phóng tổng thống của đảng Cộng hòa J.D. Vance và đảng Dân chủ Tim Walz thực sự tạo ra ít hào hứng hơn nhiều so với cuộc tranh luận Trump-Biden vào tháng 6 hay cuộc đối đầu Trump-Harris hồi tháng 9 thu hút sự chú ý của cả thế giới. Tuy nhiên, điều này lại khá điển hình trong các cuộc tranh luận giữa các ứng viên phó tổng thống. Cử tri Mỹ coi chúng như một sự kiện mang tính hình thức. Do vai trò của phó tổng thống được hiến định (trên danh nghĩa là người quyền lực thứ hai của đất nước) và do các ứng viên tổng thống, như thông lệ trong một thời gian nhất định, cần phải lựa chọn và giới thiệu người đồng hành với mình là ưu tú.
Có ý kiến cho rằng, vai trò thực chất của phó tổng thống trong hệ thống chính trị Mỹ nói chung là không đáng kể - luôn ở trong “cái bóng” của tổng thống và chỉ trong trường hợp nào đó mới được thể hiện rõ nét. Nhận định này có vẻ phù hợp với những gì đang diễn ra với Kamala Harris, khi gần như cử tri Mỹ ít ấn tượng với bà trong thời kỳ chính quyền Biden? Và chỉ đến khi ông Biden rút lui khỏi cuộc đua, đảng Dân chủ mới đưa bà Harris lên vị trí hàng đầu.
Chức năng của một ứng cử viên phó tổng thống trong các cuộc bầu cử còn khiêm tốn hơn. Sự lựa chọn đối với ứng viên phó tổng thống, như một quy luật, gắn liền với mong muốn giành được lợi thế ở một bang quan trọng trong chiến dịch tranh cử. Ví như, J.D. Vance có thể củng cố vị thế cho ông Trump ở Ohio, và Walz mang lại lợi thế cho bà Harris ở Minnesota và các bang miền trung.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, cuộc bầu cử hiện tại khác biệt so với xu hướng chung của chính trị Mỹ trước đây. Mặc dù sự chú ý đến các cuộc tranh luận giữa các phó tổng thống ít hơn đáng kể nhưng chúng vẫn được mong đợi, đặc biệt là truyền thông và giới chuyên gia. Có một số lý do giải thích cho việc này.
Trước hết, cuộc chạy đua hiện tại đang diễn ra rất gay cấn, cơ hội chiến thắng chia đều cho cả hai ứng viên. Mặc dù theo một số cuộc thăm dò, bà Harris dẫn trước ông Trump 3 đến 4 điểm ở cấp quốc gia, song ở một số bang chiến địa, như Georgia, Arizona, Bắc Carolina, ông Trump lại có lợi thế đáng kể. Với những yếu tố này, nếu thành công ở một bang quan trọng khác, chẳng hạn như Pennsylvania, ông Trump có thể giành chiến thắng. Vì lẽ đó, các cuộc tranh luận của phó tướng thu hút sự chú ý do đây là một trong những cách cuối cùng để các bên tác động đến những cử tri còn do dự và thuyết phục họ.
Trong bối cảnh cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Harris chỉ dừng lại ở những lời chỉ trích lẫn nhau, thiếu một chương trình nghị sự có ý nghĩa, các cuộc tranh luận của các ứng viên phó tổng thống không chỉ được coi là một nền tảng khác để PR, mà còn là một trong những cơ hội cuối cùng để đại diện cho hai đảng đưa ra chương trình nghị sự thực chất trong nhiệm kỳ sắp tới.
Và thực tế trong cuộc tranh luận kéo dài khoảng 1,5 giờ, các ứng viên cư xử điềm tĩnh và trao đổi những nội dung có ý nghĩa hơn nhiều so với những gì sếp của họ đưa ra vài tuần trước. Các cuộc tranh luận giữa hai ứng viên phó tổng thống cũng cung cấp nhiều thông tin đáng suy ngẫm hơn để phân tích diễn biến của cuộc bầu cử và đánh giá các xu hướng phát triển chính trị của nước Mỹ.
Về các vấn đề đối nội, cử tri Mỹ đặc biệt quan tâm đến quan điểm, lập trường của hai đảng liên quan đến vấn đề phá thai. Tim Walz thúc đẩy ý tưởng cánh tả về tính phổ biến của quyền chấm dứt thai kỳ của phụ nữ, J.D. Vance kêu gọi quyền lập hiến của các bang để quyết định vấn đề này một cách độc lập. Các cuộc tranh luận về tăng trưởng kinh tế vẫn mang tính chất quy trách nhiệm cho nhau về các vấn đề hiện tại của đất nước, nhưng lại có ý nghĩa hơn so với cuộc đối đầu Trump-Harris. Tim Walz là người chỉ trích mạnh mẽ cuộc cải cách thuế của cựu Tổng thống Donald Trump và ủng hộ việc tăng cường hơn nữa hệ thống thuế lũy tiến và công bằng hơn. Đồng thời, ông Walz chỉ trích chính quyền Trump vì “chủ nghĩa bảo hộ vụng về” trong chính sách kinh tế đối ngoại. Trong khi đó, J.D. Vance tập trung chỉ trích vào việc sử dụng ngân sách liên bang kém hiệu quả và sự yếu kém của tổng thể nền kinh tế Mỹ hiện nay.
Về chính sách đối ngoại, các bên lại đưa ra những cáo buộc lẫn nhau về những khó khăn của nước Mỹ trong những năm gần đây, nhất là bị “sa lầy” vào nhiều cuộc xung đột. Đồng thời, có thể thấy rõ Tim Walz không thoải mái như thế nào khi thảo luận về các vấn đề quốc tế, đặc biệt là xung đột Ả Rập-Israel, vốn đặc biệt nhạy cảm đối với cử tri dân chủ. Đơn giản là ông không thể nói bất cứ điều gì có ý nghĩa về vấn đề này, và do đó, dường như ông đã thở phào nhẹ nhõm khi cuộc thảo luận đi theo hướng chính trị trong nước phù hợp hơn với ông.
Cuộc tranh luận của 2 ứng cử viên phó tổng thống một lần nữa cho thấy xu hướng các bên muốn đẩy chủ đề cuộc khủng hoảng Ukraine ra khỏi bối cảnh trước bầu cử. Trong suốt một tiếng rưỡi tranh luận, không một lời nào được nói về Ukraine, mặc dù một tuần trước Tổng thống Vladimir Zelensky đã đến gặp Donald Trump và Joe Biden để làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước và cục diện chiến trường tại Ukraine hiện nay. Nhưng nếu đối với đảng Cộng hòa, việc không đề cập đến vấn đề Ukraine có thể được xem là một động thái chính trị, thì đối với đảng Dân chủ, việc loại Kiev khỏi chương trình nghị sự là một nỗ lực nhằm hướng lái dư luận ra khỏi vấn đề mà bản thân đảng Dân chủ cũng đang gặp khó.
Rõ ràng, màn đối đầu giữa hai ứng viên phó tổng thống khó có thể tác động đáng kể đến cục diện chính trị trong nước trước cuộc bầu cử, nhưng mang đến tín hiệu lạc quan đối với nền tảng chính trị nước Mỹ. Nếu như cuộc tranh luận Trump-Harris khiến cử tri và giới phân tích trong nước thất vọng với những lời công kích, cáo buộc lẫn nhau nhằm hạ thấp đối thủ, thì các ứng viên phó tổng thống lại có vẻ nghiêm túc, xây dựng hơn trong việc thảo luận những vấn đề then chốt của đất nước. Đây được xem là chìa khóa cho sự ổn định của hệ thống chính trị nước Mỹ, ngay cả khi đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc ở cấp độ chính trị cao nhất.
Hùng Anh (CTV)
- 2024-11-18 22:40:00
Tấn công tên lửa tầm xa vào Nga có thể là quá muộn đối với Ukraine
- 2024-11-18 15:58:00
“Giải phẫu” chiến thắng của Donald Trump
- 2024-10-02 11:01:00
Căng thẳng Nga - NATO sẽ hạ nhiệt dưới thời tân Tổng thư ký Mark Rutte?
Cái chết của thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah hình thành trật tự mới ở Trung Đông
Tổng thống Zelensky thăm Mỹ vào thời điểm “nhạy cảm”
Trung Đông và trật tự chính trị thế giới hiện nay
Chính phủ của tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier: Khó khăn nhiều, sức ép lớn
Một mũi tên trúng nhiều đích
Động lực thúc đẩy chuyến thăm Trung Á của Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Donald Trump và Kamala Harris: Kịch bản hay còn ở phía trước
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris công bố chính sách tranh cử
Nga và các nước vùng Vịnh nỗ lực thúc đẩy một trật tự thế giới mới