11:49 08/09/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 8/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Sáng 8/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 26 địa phương từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (PCTT,TKCN&PTDS).

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Điểm cầu trực tuyến các địa phương.

Bão số 3 gây thiệt hại nặng về người và tài sản

Theo cập nhật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến 7 giờ ngày 8/9/2024, do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được. Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu gồm 5 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 5, Hà Nội 10); 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng.

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ.

Về nông nghiệp, 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình 76.345 ha; Hải Phòng 6.750 ha; Hải Dương 11.200 ha; Bắc Ninh: 11.009 ha; Hà Nội 6.218 ha; Nam Định 2.800 ha; Hưng Yên 11.923 ha; Hà Nam 7.418 ha...); 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000 ha; Thái Bình: 1.385 ha, Hưng Yên 1.818 ha...); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, chủ yếu ở Quảng Ninh. Vào khoảng 0 giờ 5' ngày 8/9 tại Xóm Chầm, xã Tân Minh huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 người bị thương.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Toàn cảnh điểm cầu Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, theo tổng hợp, báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS, đến 7 giờ ngày 8/9 trên địa bàn tỉnh mưa bão đã làm 1 người bị thương do bị cây đổ vào người khi tham gia giao thông, hiện tại sức khỏe đã ổn định. Mưa gió lốc làm 133 căn nhà ở các huyện miền núi bị thiệt hại. Trong đó, các huyện Bá Thước 3 nhà, Cẩm Thuỷ 1 nhà, Mường Lát có 72 nhà, Quan Hoá 50 nhà, Lang Chánh 6 nhà, Thường Xuân 1 nhà.

Về thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, tại các huyện Bá Thước, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân có hơn 274 ha lúa mùa bị gãy, đổ; 8,1 ha ao cá bị vỡ bờ; 5 m2 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi.

Trên Quốc lộ 15 bị nứt taluy dương với chiều dài 200m đoạn qua xã Phú Thanh (Quan Hóa); Quốc lộ 15C sạt taluy âm với chiều dài 65m đoạn qua xã Trung Lý (Mường Lát).

Trên địa bàn huyện Lang Chánh bị đổ 6 cột điện, thị xã Nghi Sơn bị đổ 1 cột điện. Mưa bão cũng làm 63 cây xanh trên địa bàn TP Thanh Hoá bị đổ gãy; 1 xe máy bị hư hỏng; 4 bán bình tại xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn bị hư hỏng. Sau khi thiên tai xảy ra, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tổ chức đoàn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng giúp đỡ các gia đình có nhà bị thiệt hại dọn dẹp sớm ổn định đời sống của người dân.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với bão số 3

Để chủ động ứng phó với bão số 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 2 Công điện, UBND tỉnh đã ban hành 2 Công điện, 1 Công văn, Ban Chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh ban hành 1 Công điện, 1 Thông báo (thực hiện cấm biển) để chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão số 3 và mưa, lũ, kịp thời triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước do thiên tai có thể gây ra.

Ngày 6/9, tỉnh Thanh Hoá đã thành lập 8 đoàn công tác do các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh làm trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3 trên địa bàn 16 huyện, thị xã, thành phố.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên biển của tỉnh (6.116 phương tiện/19.901 lao động) đã được kêu gọi, cung cấp thông tin, hướng dẫn vào bờ tránh trú trước khi bão vào Vịnh Bắc Bộ. Công tác kiểm đếm, hướng dẫn, sắp xếp neo đậu được tổ chức khẩn trương, nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho các phương tiện tại nơi neo đậu.

Các địa phương, các công ty khai thác công trình thủy lợi đã chủ động hướng dẫn người dân tiêu nước đệm; vận hành 7 trạm bơm tiêu, cống tiêu nhằm tiêu nước vợi, nên trên địa bàn tỉnh cơ bản không xảy ra tình trạng ngập lụt lớn, diện rộng. Các địa phương cùng với các lực lượng vũ trang đã hướng dẫn, giúp đỡ người dân thu hoạch lúa và hoa màu đến kỳ thu hoạch nhằm giảm thấp nhất thiệt hại. Theo đó, toàn tỉnh đã thu hoạch được 24.797,05 ha/112.459 ha lúa thu mùa gieo trồng, đạt 21,1%; thu hoạch thủy sản nuôi 52.369 tấn/74.500 tấn, đạt 70,3%.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các địa phương đã chủ động sơ tán 710 hộ/2.842 khẩu đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, các hộ gia đình có nhà yếu ách, không đảm bảo an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ; qua đó đảm bảo an toàn về tính mạng của người dân.

Các lực lượng vũ trang của tỉnh đã huy động hơn 4.000 lượt cán bộ, chiến sỹ cùng với chính quyền các địa phương tổ chức ứng phó với mưa bão và tham gia sửa chữa, khắc phục ngay các ngôi nhà bị hư hỏng cho người dân. Đồng thời, tổ chức sơ tán các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng của sạt lở, ngập lụt đến nơi an toàn, thu dọn các cây cối gãy đổ, phá dỡ ách tắc một số đoạn kênh tiêu để tiêu nước chống ngập úng cho cây trồng...

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại hội nghị, các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương đánh giá làm rõ những thiệt hại do bão số 3 gây ra cũng như công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của các địa phương.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới các gia đình có nạn nhân tử vong do bão số 3 gây ra.

Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành có liên quan của Trung ương, các lực lượng vũ trang, các cơ quan, đơn vị đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó với bão số 3. Đồng thời, biểu dương quần chúng Nhân dân thực hiện nghiêm các chỉ đạo của của Đảng, Nhà nước và tích cực tham gia ứng phó với cơn bão.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần làm ngay một số việc, trong đó tập trung cao độ tìm kiếm các nạn nhân mất tích; cứu chữa các nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra; không để cho người dân nào thiếu ăn, thiếu nơi ở, không để học sinh thiếu sách vở, đồ dùng học tập; khắc phục sự cố về điện, viễn thông và các dịch vụ khác.

Các địa phương khẩn trương thống kê thiệt hại một cách khách quan, chính xác; tập trung phòng chống mưa lũ do hoàn lưu bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi.

Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục hậu quả của bão số 3. Các lực lượng vũ trang tiếp tục ứng trực, ứng cứu sau bão, nhất là mưa lũ, lũ ống, lũ quét đang diễn ra phức tạp do hoàn lưu sau bão.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan có liên quan thực hiện tốt công tác truyền thông, dự báo tốt về tình hình thời tiết hoàn lưu sau bão; hướng dẫn kỹ năng phòng chống thiên tai. Các cấp, ngành xử lý ngay công tác dự phòng để hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Kêu gọi người dân, doanh nghiệp, các địa phương không bị thiệt hại bởi thiên tai hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Ngay sau hội nghị này, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng các đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra ở các địa phương.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu chỉ đạo sau hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo sau hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: Dưới tác động của hoàn lưu bão, tình hình mưa, lũ, sạt lở đất sau bão dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ sau bão và các hình thái thiên tai có thể xảy ra do mưa lớn như lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; chủ động ứng phó với thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; tuyệt đối không chủ quan lơ là trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả đối với các đợt thiên tai xảy ra tiếp theo.

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu chỉ đạo sau hội nghị.

Các ngành của tỉnh, lực lượng vũ trang và các địa phương khẩn trương huy động các nguồn lực để nhanh chóng khắc phục các hậu quả do thiên tai gây ra. Trong đó chú trọng khắc phục ngay các hư hỏng, thiệt hại về nhà ở, đảm bảo an toàn cho người dân; khắc phục các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, tập trung tiêu úng, bảo vệ sản xuất, đặc biệt là bảo vệ diện tích lúa vụ hè thu.

Sở Giao thông - Vận tải tập trung huy động nguồn lực, vật lực khắc phục sự cố hư hỏng, sạt lở của các công trình giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho người và phương tiện lưu thông.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vận hành, điều tiết các hồ chứa, liên hồ chứa theo đúng quy trình đã được phê duyệt; bảo đảm vận hành khoa học, an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.

Các địa phương kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá cụ thể, chính xác, tổng hợp tình hình thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để hỗ trợ an sinh, khôi phục sản xuất theo đúng quy định.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]