(Baothanhhoa.vn) - Tại Hội nghị Kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023 diễn ra ngày 6-5, đã có nhiều ý kiến của các đại biểu là đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan, đơn vị của tỉnh Thanh Hóa và Nhật Bản về các vấn đề kết nối, giao lưu, hợp tác cũng như các giải pháp để phát triển bền vững, sâu rộng hơn nữa mối quan hệ và các chương trình hợp tác trong tương lai. Báo Thanh Hóa lược trích, ghi các ý kiến, trân trọng gửi tới quý độc giả.

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Tại Hội nghị Kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023 diễn ra ngày 6-5, đã có nhiều ý kiến của các đại biểu là đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan, đơn vị của tỉnh Thanh Hóa và Nhật Bản về các vấn đề kết nối, giao lưu, hợp tác cũng như các giải pháp để phát triển bền vững, sâu rộng hơn nữa mối quan hệ và các chương trình hợp tác trong tương lai. Báo Thanh Hóa lược trích, ghi các ý kiến, trân trọng gửi tới quý độc giả.

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Nắm rõ những đặc thù và sự khác biệt để phát triển hợp tác đầu tư

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Nakajima Takeo, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng dịch chuyển từ khu vực đầu tư kinh doanh ở các thành phố lớn ra các khu vực tỉnh/thành khác của Việt Nam. Đồng thời, chuyển đổi từ mô hình sản xuất với giá thành thấp tập trung vào sức lao động đến mô hình sản xuất tự động hóa, địa phương hóa, tạo ra giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp Nhật Bản thay vì đầu tư phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu, những năm gần đây đã chuyển sang xu hướng phát triển doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nội địa.

Sự khác biệt của hai thị trường, nếu được các doanh nghiệp hai bên hợp tác quan tâm thì hoàn toàn có thể hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển trong giai đoạn tới. Cụ thể, Việt Nam chú trọng phát triển năng lực cá nhân, Nhật Bản chú trọng phát triển năng lực tổ chức. Việt Nam có giá thành rẻ, tốc độ cạnh tranh cao, Nhật Bản có sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Việt Nam có các doanh nghiệp phát triển phần mềm, Nhật Bản có các doanh nghiệp phát triển phần cứng. Việt Nam nỗ lực giải quyết các vấn đề xã hội, Nhật Bản nỗ lực giải quyết các vấn đề của các nước phát triển... Tôi mong muốn chính phủ Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục hợp tác bền vững, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận đầu tư thêm nhiều dự án, đa dạng hóa ngành nghề kinh tế hơn nữa tại thị trường Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

----------------------

C ộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Kubota Masakazu, Phó Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức Kinh tế Nhật Bản.

Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên các điều kiện chính trị, xã hội ổn định và dân số 100 triệu người, với nguồn lao động trẻ có trình độ, tay nghề và sự ham học hỏi. Đây chính là những điều kiện để trở thành một thị trường rất hấp dẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới.

Đồng thời, với lợi thế địa lý là cửa ngõ vào ASEAN và là thành viên của các tổ chức Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Việt Nam đã hiện diện như một cơ sở quan trọng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sau nhiều lần đặt mối quan hệ kinh tế, khoảng 2.000 công ty Nhật Bản đang tích cực phát triển hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau tại Việt nam. Tổng đầu tư tích lũy đã đạt 65 tỷ đô la. Tại tỉnh Thanh Hóa, nhờ sự hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ, các công ty Nhật Bản đang phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bao gồm hóa dầu, lọc dầu, xi măng và điện lực tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Trong tương lai, tôi kỳ vọng rằng sự cộng tác và hợp tác giữa hai nước chúng ta sẽ mở rộng sang nhiều lĩnh vực hơn nữa, như: số hóa, công nghệ thông minh, năng lượng, y tế, du lịch và tài chính,… Các công ty Nhật Bản sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua hợp tác và liên kết trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế Nhật Bản - Việt Nam và phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, việc cải thiện môi trường kinh doanh và giao lưu Nhân dân là điều cần thiết để làm nền tảng hỗ trợ các hoạt động kinh tế.

Trong 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Keidanren đã hợp tác cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy Sáng kiến ​​chung Nhật Bản - Việt Nam. Sáng kiến này đã thu hút đầu tư không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác liên tục của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả việc bãi bỏ quy định trong các lĩnh vực như năng lượng, lao động và đầu tư nước ngoài, cũng như việc sớm ký kết Hiệp định An sinh xã hội Nhật Bản - Việt Nam.

Ngoài ra, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác và giao lưu hợp tác với Nhân dân Việt Nam về trao đổi nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác với các dự án phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Thông qua những nỗ lực này, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

----------------------

Thanh Hóa – nhiều lợi thế thu hút doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, thực hiện dự án đầu tư

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Kể từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài thì Nhật Bản luôn luôn đứng trong tốp đầu các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Bởi, Việt Nam có tình hình an ninh, chính trị ổn định; vị trí địa lý thuận lợi; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội từng bước được đầu tư; lực lượng lao động trẻ, dồi dào; thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.

Thanh Hóa là tỉnh cửa ngõ nối liền Bắc bộ với Trung bộ, được ví như hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ với 3 vùng địa lý đặc thù: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Thanh Hóa nằm trên các tuyến đường giao thông quốc gia quan trọng, như: đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam; có Cảng Hàng không Thọ Xuân được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế;… Đây là những điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa phát triển kinh tế - xã hội, kêu gọi đầu tư và giao thương, liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước, các nước trong khu vực và quốc tế.

Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là một trong 8 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước, được xây dựng với mục tiêu trở thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng gắn với Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu từ 250.000 tấn. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn được quy hoạch phát triển 19 khu công nghiệp, diện tích đến năm 2030 là 6.045 ha và sau năm 2030 khoảng 6.809 ha. Đến nay Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 71 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư là 13.631 triệu USD. Trong số đó có 13 dự án có vốn FDI Nhật Bản, với tổng mức đầu tư là 12,554 tỷ USD chiếm tỷ lệ 92,1%. Một số dự án lớn, tiêu biểu như: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm, vốn đăng ký đầu tư hơn 9 tỷ USD (phía Nhật Bản góp vốn 35,1%); Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II công suất 1.200 MW, vốn đăng ký đầu tư 2,793 tỷ USD; Nhà máy xi măng Nghi Sơn công suất 4,3 triệu tấn/năm, vốn đăng ký đầu tư 621,9 triệu USD.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa có số dân gần 4 triệu người với truyền thống hiếu học nên Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, được đào tạo bài bản nên đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi luôn được tỉnh Thanh Hóa chú trọng thực hiện. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng được đầu tư, nâng cấp tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu đầu tư, triển khai dự án và đi vào hoạt động.

Với những tiền đề sẵn có và sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành liên quan, tỉnh Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

----------------------

Mở rộng đầu tư và hợp tác phát triển nguồn nhân lực tại Thanh Hóa

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam.

Đó là mong muốn, quyết tâm của ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam tại Hội nghị Kết nối Thanh Hóa – Nhật Bản năm 2023.

Theo ông Nakagawa Tetsuyuki, Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam đã triển khai xây dựng và phát triển 6 Trung tâm thương mại trên địa bàn Việt Nam bao gồm: Hà Đông, Tân Phú Celadon, Bình Tân, Long Biên, Hải Phòng Lê Chân, Bình Dương Canary.

Xác định được tiềm năng và dư địa để phát triển ở thị trường Việt Nam, Công ty đã xây dựng lộ trình, kế hoạch mở rộng các Trung tâm thương mại tại 18 tỉnh/thành phố trên cả nước. Trong đó, Thanh Hóa là một trong những trung tâm kinh tế được Công ty lựa chọn, nghiên cứu và mở rộng kế hoạch đầu tư.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, UBND tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Aeon Mall Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai đầu tư dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư vào khoảng 190 triệu USD.

Ông Nakagawa Tetsuyuki cũng nhận định rằng, dự án Siêu thị Aeonmall Việt Nam được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hứa hẹn sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân Thanh Hóa; có tác động lan tỏa, thúc đẩy các ngành, nghề liên quan trong chuỗi cung ứng phát triển mạnh trong thời gian tới. Đồng thời, dự án không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là nơi giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm và cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực thương mại, góp phần đưa hàng hóa Thanh Hóa vào chuỗi hệ thống của Aeon Mall trên toàn cầu.

----------------------

Cần cơ chế hợp tác tại các nhà máy lọc hóa dầu để giảm năng lượng hóa thạch

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Mi-ki-Jun, Giám đốc điều hành Ban Phát triển kinh doanh Việt Nam, Công ty Idemitsu Kosan.

Idemitsu Kosan là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Nhật Bản đã tham gia rất nhiều dự án tại Việt Nam. Trong số đó, dự án có quy mô lớn nhất phải kể đến Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được triển khai tại tỉnh Thanh Hóa. Dự án này được triển khai tại Khu kinh tế Nghi Sơn, bắt đầu vận hành thương mại từ năm 2018.

Hiện nay toàn cầu đang phải đối mặt đối với vấn đề biến đổi khí hậu và đặt ra cho các nước phải có trách nhiệm trong việc nỗ lực phát triển xã hội không có khí thải CO2 và đặt ra vấn đề cần khai thác nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, thay thế. Theo đó, Công ty Idemitsu Kosan đưa ra mục tiêu cho tới năm 2030 sẽ giảm 46% lượng phát thải khí CO2 so với năm 2013 và công bố kế hoạch đưa các chính sách tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo và triển khai các công nghệ xử lý bể chứa dưới lòng đất,... tạo ra sự cân bằng năng lượng về lượng phát thải và lượng xử lý đối với Carbon trung tính.

Để đạt được mục tiêu này cần phải triển khai và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn năng lượng hiện có và đưa công nghệ tiên tiến vào cơ sở sản xuất của các nhà máy lọc dầu hiện có. Từ đó mới có thể giảm được nguyên liệu hóa thạch hướng đến nguồn năng lượng xanh.

Đồng thời, muốn phát triển một xã hội CO2 trung tính thì song song với việc cung cấp ổn định nguồn năng lượng, khai thác một cách có hiệu quả về vốn đầu tư, kỹ thuật, nhân lực của các nhà máy lọc dầu thì cần phải xây dựng một cơ chế hợp tác quốc tế và cần phải nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề chung của toàn cầu.

----------------------

Mong muốn hợp tác lâu dài về lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực, lao động chất lượng cao

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Bà Lê Thúy Hằng, Giám đốc điều hành Công ty CP Nhân lực Tadashi.

Công ty CP Nhân lực Tadashi thành lập năm 2013, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép về hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Công ty đã phối hợp với các cơ quan quản lý về lao động trong cả nước đưa lao động sang làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Riêng thị trường Nhật Bản, Công ty liên kết cung cấp khoảng 600-800 lao động/năm. Trong đó, nguồn lao động Thanh Hóa chiếm trên 90% tổng số lao động xuất cảnh của Công ty.

Thị trường Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự quan tâm của chính phủ Nhật Bản về bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do đó, Nhật Bản luôn được người lao động Thanh Hóa lựa chọn.

Hiện nay, số lượng thực tập sinh Thanh Hóa đang làm việc tại Nhật Bản khoảng 12.000 người chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất chế tạo, xây dựng, cơ khí, may mặc, điều dưỡng, hộ lý… Trong đó, lao động có trình độ tay nghề chiếm khoảng 60%. Thực tập sinh Thanh Hóa được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về tính cần cù, chăm chỉ, khéo léo, ham học hỏi và có khả năng tiếp công nghệ, kỹ thuật nhanh. Hàng năm, người lao động Thanh Hóa làm việc tại Nhật Bản đã mang lại nguồn ngoại tệ trị giá 20 - 30 triệu USD tương đương 470 tỷ – 700 tỷ VNĐ. Đây chính là cơ sở để phát triển kinh tế, kiến thiết và xây dựng quê hương.

Hiện nay, thị trường Nhật Bản vẫn thiếu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao. Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và cung ứng lao động, Công ty CP Nhân lực Taddashi nhận thấy lao động tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng, phù hợp với nhiều ngành nghề tại Nhật Bản đang thiếu hụt. Do đó, Công ty CP Nhân lực Taddashi mong muốn được hợp tác lâu dài với thị trường Nhật Bản về lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động chất lượng cao và nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đưa đi làm việc tại Nhật Bản. Đồng thời, được Chính phủ Nhật Bản triển khai nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều cơ hội ký kết, mở rộng thêm các lĩnh vực, ngành nghề tiếp nhận người lao động hơn nữa. Cùng với đó, Công ty tiếp tục phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh để tuyển chọn, đào tạo ngôn ngữ, kỹ thuật và quy định của pháp luật cho lao động có nhu cầu làm việc tại thị trường Nhật Bản. Phối hợp với các nghiệp đoàn tại Nhật Bản để tăng số lượng và mở rộng, đa dạng ngành nghề cho lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

----------------------

Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Những năm qua, mối quan hệ giữa tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh của Nhật Bản nói riêng, giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung ngày càng khăng khít. Các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc kêu gọi đầu tư.

Các doanh nghiệp Nhật Bản chọn Thanh Hóa là điểm đến để đầu tư là bởi vì Thanh Hóa sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế riêng biệt mà không phải địa phương nào cũng có, được ví như “Việt Nam thu nhỏ” với đầy đủ các loại địa hình và hệ sinh thái; có vị trí khá thuận lợi về giao thông với đủ các loại hình; có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hoá… Tỉnh Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của Việt Nam, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn nhất cả nước.

Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn. Tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều thời cơ và vận hội mới, được rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới quan tâm, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản. Điển hình là tập đoàn bán lẻ AEON hiện đang có kế hoạch sẽ khởi công xây dựng khu trung tâm thương mại trong năm nay và dự kiến khai trương vào năm 2025. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cũng hy vọng việc thực hiện thành công dự án này cũng sẽ tạo ra môi trường tốt cho việc kêu gọi đầu tư tại địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ thúc đẩy các dự án ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và hỗ trợ cung cấp các thông tin về tiềm năng thế mạnh, nhu cầu hợp tác của tỉnh Thanh Hóa cho các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản; về lĩnh vực hợp tác nguồn nhân lực, Ngài Đại sứ hoan nghênh các lao động và thực tập sinh của Thanh Hóa sang làm việc tại Nhật Bản.

----------------------

JETRO hỗ trợ xúc tiến thương mại và giao dịch giữa hai nước

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Ishiguro, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản.

Theo kết quả khảo sát điều tra của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) lấy đối tượng là khoảng 3.000 doanh nghiệp Nhật Bản thì Việt Nam trong 6 năm liên tục đứng vị trí thứ 2 với thương hiệu là “quốc gia có triển vọng có thể mở rộng dự án đầu tư tại nước ngoài”

Trong năm 2022, JETRO đã tiếp nhận hơn 3.000 cuộc tư vấn các vụ việc, yêu cầu liên quan đến Việt Nam. Đây là con số đứng đầu thế giới và thể hiện rằng các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay JETRO cũng đang hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam có kế hoạch muốn đầu tư tại Nhật Bản. Một số các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã nâng tầm quan trọng đối với việc đầu tư tại Nhật Bản. Các tập đoàn IT lớn của Việt Nam như FPT, CMC cũng đã mở rộng thêm các cứ điểm mới và thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Hơn nữa các doanh nghiệp như: GMO-Z và Sun Asterisk là các doanh nghiệp có mô hình liên doanh hợp tác Việt Nhật trong cả việc góp vốn và kinh doanh ngày một tăng lên.

JETRO sẽ hỗ trợ xúc tiến thương mại và giao dịch giữa hai nước thông qua việc mở rộng giao dịch giữa các doanh nghiệp hai nước nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng ngành công nghiệp và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong việc triển khai quy trình mô hình sản xuất có chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện phương thức sản xuất xanh.

JETRO cũng quan tâm xúc tiến sự hợp tác của các doanh nghiệp khởi nghiệp, JETRO đã hỗ trợ cho hơn 300 công ty khởi nghiệp và đã thực hiện được hơn 450 cuộc kết nối thương mại trong hơn 2 năm qua. Kết quả là sự kết nối thương mại thành công của tập đoàn Selex Motor của Việt Nam với tập đoàn Denso của Nhật; tập đoàn Logivan với tập đoàn công nghiệp Nagase, tập đoàn Kidihub và Gakken…

JETRO cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để góp pháp thúc đẩy mối quan hệ Việt Nhật trong thời gian tới.

----------------------

Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Thanh Hóa - Nhật Bản

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Theo khảo sát của Trung tâm ASEAN-Nhật Bản, ba điểm khiến du khách Nhật Bản hài lòng nhất khi trải nghiệm Việt Nam là ẩm thực, cảnh quan và di tích lịch sử. Đây cũng chính là các thế mạnh đang sẵn có của Thanh Hóa.

Bên cạnh tài nguyên du lịch biển nổi bật với nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp nổi tiếng như Cửa Thần Phù, núi Trường Lệ, biển Sầm Sơn, biển Tiên Trang… Thanh Hóa còn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc trưng và đa dạng về thể loại nổi bật như Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ được UNESCO, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và Đền Lê Hoàn, Đền Bà Triệu… Hệ thống văn hoá phi vật thể của Thanh Hoá cũng rất đa dạng và độc đáo, mang sắc thái riêng của 7 dân tộc anh em, với khoảng 300 lễ hội truyền thống, nhiều trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, phong tục tập quán, làng nghề truyền thống và nét ẩm thực vô cùng phong phú… là lợi thế đặc biệt để phát triển du lịch Thanh Hoá tới khách quốc tế.

Thanh Hóa đang là một điểm đến tiềm năng cho khách du lịch quốc tế nói chung và du khách Nhật Bản nói riêng. Trong thời gian tới, tôi kỳ vọng Thanh Hóa sẽ tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh của mình để tạo cơ hội đột phá cho sự phục hồi và phát triển bền vững của du lịch tỉnh. Thanh Hóa và Nhật Bản cần chia sẻ đầu mối phụ trách du lịch để tìm hiểu cơ hội hợp tác và tạo điều kiện lẫn nhau tham dự sự kiện do hai bên tổ chức. Hai bên cùng nhau xây dựng Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch hàng năm, tập trung trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, sự kiện, tổ chức các hoạt động xúc tiến, khảo sát thị trường và trao đổi nguồn khách giữa các điểm đến nhằm kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh

Nhằm khôi phục ngành du lịch sau đại dịch COVID-19 và đẩy mạnh phục hồi luồng khách Nhật Bản không chỉ đến Thanh Hóa mà đến Việt Nam nói chung, cần có sự vào cuộc tích cực của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch, cơ quan truyền thông và cộng đồng địa phương. Hi vọng những điểm du lịch nổi tiếng của Thanh Hóa sẽ thu hút khách du lịch Nhật Bản khi tới Việt Nam.

----------------------

Sự khác biệt và sức hấp dẫn tạo nên giá trị nổi bật của d u lịch Thanh Hóa

“Tiềm năng, hợp tác và phát triển giữa tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nhật Bản là rất lớn”

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty Gbest Việt Nam, chi nhánh Thanh Hóa.

Không phải tự nhiên mà du lịch Thanh Hóa được du khách trong, ngoài tỉnh và nhiều du khách quốc tế ưa chuộng, đánh giá cao. Bởi, Thanh Hóa là địa danh hội tụ của những khác biêt, nổi trội. Từ đó tạo nên sức hấp dẫn riêng có của du lịch Thanh Hóa. Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty Gbest Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa tại Hội nghị Kết nối Thanh Hóa Nhật Bản năm 2023.

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hà đã chỉ rõ 6 điểm nổi bật, khác biệt của du lịch Thanh Hóa. Đó là, sự tổng hòa của thiên nhiên, con người, lịch sử, sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương. Tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 km bờ biển đẹp, thơ mộng, được thiên nhiên ban tặng cho các bãi tắm đẹp, như: bãi biển Sầm Sơn, biển Hải Hòa, Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), biển Hải Tiến (Hoằng Hóa)... Ngoài ra, Thanh Hóa cũng có những hòn đảo xinh đẹp, thơ mộng ngoài biển, thích hợp với du lịch trecking, dã ngoại. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có nhiều khu rừng nguyên sinh với động, thực vật phong phú. Nơi đây có rất nhiều khu nghỉ dưỡng sinh thái yên bình tạo cho khách cơ hội được nghỉ ngơi, khám phá….

Được xem là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, xứ Thanh có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa ít nơi nào có được. Với 7 dân tộc cư trú, mỗi dân tộc, vùng quê, bản làng lại có những đặc sản riêng của mình. Vì vậy, Thanh Hóa có nền ẩm thực đa dạng với nhiều hương vị và cách thưởng thức khác nhau, là yếu tố tạo lên sự tò mò, khám phá, trải nghiệm của khách du lịch.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa có vị trí giao thông thuận lợi, gồm: Trục Quốc lộ 1A, có hệ thống đường cao tốc, đường sắt xuyên Việt, có sân bay và cảng biển nước sâu, điều này cũng là một lợi thế so sánh lớn của Thanh Hóa so với các tỉnh khác. Đến nơi nào của tỉnh Thanh, khách du lịch cũng dễ dàng bắt gặp nụ cười hiền hòa và tươi tắn của những con người chân chất, mộc mạc, hòa đồng... Quan trọng hơn cả là chi phí sinh hoạt và vé tham quan du lịch ở Thanh Hóa thường rẻ hơn nhiều so với các nơi khác ở Việt Nam nói riêng và các điểm đến khác của thế giới nói chung.

Nhóm PV Thời sự


Nhóm PV Thời sự

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]