(Baothanhhoa.vn) - Do chủ quan hoặc thiếu kiến thức về an toàn lao động (ATLĐ) cũng như các quyền lợi, điều kiện đảm bảo ATLĐ mà hiện nay nhiều lao động phổ thông đang hàng ngày, hàng giờ làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nhiều chủ sử dụng lao động vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà chưa thực hiện nghiêm các quy định về ATLĐ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động đối với lao động phổ thông

Do chủ quan hoặc thiếu kiến thức về an toàn lao động (ATLĐ) cũng như các quyền lợi, điều kiện đảm bảo ATLĐ mà hiện nay nhiều lao động phổ thông đang hàng ngày, hàng giờ làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nhiều chủ sử dụng lao động vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà chưa thực hiện nghiêm các quy định về ATLĐ.

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động đối với lao động phổ thông

Đa số lao động phổ thông chưa có ý thức trong việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 10 người chết, 13 người bị thương nặng và nhiều người khác bị thương nhẹ. Trong 4 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ TNLĐ khiến 4 người bị thương nặng. Mặc dù, số vụ TNLĐ, số người chết và bị thương có giảm so với những năm trước, tuy nhiên, trên thực tế, con số này chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Bởi theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì chỉ với các vụ TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 2 lao động trở lên thì người sử dụng lao động mới phải báo cáo với Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp tham gia báo cáo TNLĐ định kỳ hằng năm rất ít, nên khó có thể phản ánh đầy đủ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến TNLĐ là do người lao động thiếu kiến thức về ATLĐ hoặc chủ quan, không thực hiện các quy định về ATLĐ. Với các doanh nghiệp lớn, hầu hết chủ doanh nghiệp đều có ý thức cao trong việc đầu tư các trang thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo và chưa có kỹ năng, cũng như hiểu biết về pháp luật, một số lao động phổ thông không sử dụng các trang thiết bị đó, vì cảm thấy vướng víu khi làm việc.

Dạo qua các công trình xây dựng nhà ở, các mỏ khai thác đá, xưởng chế tác đá, xưởng cơ khí, xưởng tái chế phế liệu quy mô nhỏ… không khó để bắt gặp hình ảnh người lao động không sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc. Tại một công trình xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) khởi công gần 2 tháng nay, mỗi ngày tốp thợ chính từ 8 - 10 người, chưa kể thợ phụ làm các khâu trộn vữa, vận chuyển vật liệu xây dựng, rồi thợ cắt sắt, hàn xì... Ðiều đáng nói là số lao động này thực hiện bảo hộ lao động rất sơ sài trong quá trình làm việc, người đeo găng tay thì chân không đi ủng, không mặc quần áo bảo hộ, không có mũ bảo hiểm, lưới bảo hộ và dây đai an toàn khi làm việc trên cao. Nhóm thợ cắt sắt không đeo kính bảo vệ, chân tay trần... Người lao động đều ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt ngay tại lán công trình xây dựng và phần lớn là lao động làm việc tự do, không có hợp đồng. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chủ thầu không thực sự quan tâm, trách nhiệm với việc trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho người lao động trong quá trình làm việc.

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động đối với lao động phổ thông

Chị Nguyễn Thị Yến, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) có gần ba năm phụ việc tại các công trình xây dựng nhà ở với công việc chính là đánh, trộn vữa, xi măng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công nghiệp... Chị Yến cho biết: Tranh thủ thời gian nông nhàn, tôi xin làm việc tại các công trình xây dựng nhà ở trên địa bàn TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn. Công việc tuy có vất vả nhưng thu nhập 170.000 đồng/ngày (trừ ăn trưa) cũng giúp gia đình trang trải cuộc sống, thêm tiền đóng góp cho con cái học hành. Tuy nhiên, vì làm việc theo thời vụ nên chủ thầu không ký hợp đồng mà thường thuê theo ngày hoặc khối lượng công việc. Phần lớn bảo hộ lao động trong quá trình làm việc (găng tay, ủng, quần áo bảo hộ...) không được trang cấp hoặc trang bị không đầy đủ. Còn về phía chị Yến, trong quá trình làm việc cũng tự trang bị quần áo bảo hộ cho mình nhưng không thường xuyên, phần vì tâm lý tiếc tiền, phần vì vướng víu trong quá trình làm việc.

Ông Hoàng Ngọc Trung, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết: "Theo quy định của pháp luật, trước khi người lao động thực hiện các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, người sử dụng lao động phải có các biện pháp về kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân để loại trừ các yếu tố có hại, nguy hiểm trong lao động, sản xuất. Tuy nhiên, với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, tổ chức theo hình thức tự phát, hộ gia đình, thường không chú trọng đến công tác này, nhất là với các làng nghề, thường sản xuất theo kinh nghiệm, không tuân thủ chặt chẽ các quy trình bảo đảm an toàn lao động, thiếu hoặc không có đồ bảo hộ lao động. Các lao động trong những cơ sở này cũng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa có kiến thức trong việc đảm bảo an toàn lao động nên cũng không biết tới những quyền lợi mà mình được hưởng để yêu cầu chủ sử dụng lao động đáp ứng”.

Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho người lao động nói chung, lao động phổ thông nói riêng về đảm bảo ATLĐ, đồng thời giảm thiểu TNLĐ và tránh thiệt hại về người, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tích cực tuyên truyền về vai trò của công tác vệ sinh ATLĐ đến từng cơ quan đơn vị, doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phù hợp với từng đối tượng như: Tập huấn hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; tập huấn triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại các doanh nghiệp... Bên cạnh đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người lao động và các cơ sở sản xuất như: Tư vấn, hỗ trợ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đối với người không có hợp đồng lao động tại địa phương; hỗ trợ triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành các quy định về ATLĐ đối với chủ sử dụng lao động cũng như ý thức tự bảo vệ bản thân của người lao động.

Khánh Đan


Khánh Đan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]