“Thủ phủ” mật mía lớn nhất xứ Thanh vào vụ tết
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng các lò nấu mật mía truyền thống ở huyện Thạch Thành đã tất bật ngày đêm để cho ra sản phẩm mật mía cung cấp cho thị trường tết.
Video: “Thủ phủ” mật mía lớn nhất xứ Thanh vào vụ tết
Cây mía ở Thạch Thành từ lâu đã nổi tiếng có chất lượng thân mía mềm và ngọt lịm, nhiều nước. Chính nguồn nguyên liệu đảm bảo này đã tạo ra một hương vị rất riêng cho mật mía Thạch Thành, giúp mật mía ở đây được người tiêu dùng trong khắp cả nước ưa chuộng. Đây được xem là “thủ phủ” mật mía tại Thanh Hóa.
Từ tháng 9 âm lịch lò nấu mật mía của gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (tại Khu phố Lâm Thành, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành) lại đỏ lửa suốt ngày đêm để sản xuất, phục vụ nhu cầu dịp Tết. Năm nay, do giá mía tăng cao nên gia đình ông Vinh sản xuất vụ Tết Nguyên đán muộn hơn so với thường lệ.
Anh Nguyễn Hà Nội (SN 1988, công nhân nấu mật mía) cho biết, trước kia người ở đây chủ yếu tận dụng nguồn mía dồi dào của địa phương để sản xuất mật làm thực phẩm, phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng mật mía tăng lên, đặc biệt là dịp Tết. Nấu mật mía trở thành một nghề đem lại thu nhập khá cho người dân địa phương.
Mùa làm mật mía kéo dài quanh năm nhưng chính vụ là từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Mỗi mẻ mật được chế biến qua nhiều công đoạn khác nhau, thời gian thường kéo dài từ 5-6 tiếng.
Trước tiên, thợ nấu mật chuẩn bị nguyên liệu là mía, đưa vào máy ép lấy nước. Nước mía sau đó được đưa vào lò nấu. Thông thường, các lò nấu mật dùng chảo cỡ lớn hoặc thùng phuy. Theo những người thợ, trung bình một tấn mía nguyên liệu sau quá trình đun nấu sẽ cho ra một tạ mật thành phẩm.
Vỏ mía sau khi ép ra sẽ được phơi khô, tận dụng làm nguyên liệu đốt lò nấu mật. Khi nấu mật mía, người nấu phải giữ lửa trong lò luôn ổn định, không quá to, không quá nhỏ.
Sau nhiều giờ đun nấu, cho đến khi nước mía sủi bọt trắng trào ra, lớp mật cô đọng phía dưới đáy. Lúc này những người thợ sẽ vớt bỏ lớp bọt ở phía trên rồi dùng vải màn lọc lấy dòng mật sánh mịn, xong để nguội.
Mật mía ngon phải đảm bảo các tiêu chí sánh mịn, lên màu nâu sẫm như cánh gián, mùi thơm nhẹ và vị ngọt dịu khi ăn.
Mật mía thành phẩm được đóng vào can, chai nhựa để đưa đi tiêu thụ. Mật mía được nhiều người yêu thích dùng làm nước chấm với bánh chưng hoặc dùng để nấu bánh... Giá bán hiện nay là 15.000-17.000 đồng/kg mật.
Ông Vinh cho biết, trung bình mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 40-60 tấn mật (chủ yếu là 5 tháng cuối năm), phục vụ thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Hiện tại, mỗi lò mật ở địa phương đang tạo việc làm cho 3-4 lao động, một người mỗi tháng thu nhập từ 8-12 triệu đồng. Năm nay, giá mía nguyên liệu tăng, sau khi trừ chi phí đầu vào và tiền lương công nhân, vụ mật này gia đình ông Vinh ước tính lợi nhuận đạt khoảng 50 - 60 triệu đồng.
Hoàng Đông
{name} - {time}
-
2024-12-15 11:29:00
Hướng dẫn cách giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm
-
2024-12-15 10:43:00
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua một hội thi
-
2024-01-04 14:03:00
Hiệu quả truyền thông trong phòng, chống bạo lực gia đình
Những mái ấm sâu nặng nghĩa tình
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Không để ùn tắc đăng kiểm trước và sau dịp Tết
Những người đưa báo Đảng ở vùng cao
Hội LHPN tỉnh giao ban công tác tư tưởng và triển khai nhiệm vụ tuyên truyền
Vận động cộng đồng hạn chế đốt vàng mã, bảo vệ môi trường dịp Tết 2024
Thông tin sai lệch về động đất tại Nhật Bản lan truyền trên mạng xã hội
TYM chi nhánh Thanh Hóa tiếp tục phát triển thành viên, mở rộng địa bàn hoạt động
Hiệu quả từ triển khai Đề án 06 tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Kết nối việc làm cho lao động miền núi