(Baothanhhoa.vn) - Chiều 3-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Chiều 3-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Các đại biểu dự họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Báo cáo tại phiên họp nêu rõ: Với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Ban Chỉ đạo và các thành viên, năm 2022 công tác CCHC đã có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chế độ công vụ, chuyển đổi số...

Đối với cải cách thể chế, trong năm qua Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 12 dự án luật; 6 nghị quyết. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành khoảng 403 thông tư và tham mưu, trình Chính phủ ban hành 131 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 29 quyết định.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 của Ban Chỉ đạo (ảnh chụp màn hình).

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Về cải cách TTHC, từ ngày 1-1-2022 đến 31-12-2022 các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, ban hành 2.358 quyết định công bố TTHC sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý. Trong năm 2022, cả nước đã cắt giảm 1.041 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận một cửa của các cấp ngày càng được cải thiện theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, dân chủ và hiện đại.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Các điểm cầu dự phiên họp (ảnh chụp màn hình).

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy tại các bộ, ngành được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Năm 2022 Chính phủ đã ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 24 bộ, cơ quan ngang bộ. Kết quả sau sắp xếp, giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục chưa đáp ứng đủ tiêu chí thành lập; giảm 8 cục (thuộc tổng cục và thuộc bộ); giảm 145 vụ và tương đương (thuộc tổng cục và thuộc bộ); giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập. Tại các địa phương tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và cấp huyện.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBDN tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với các mặt công tác trên, công tác cải cách chế độ công vụ; tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt kết quả tích cực…

Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác CCHC; đi sâu phân tích, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm và chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách mà các bộ, ngành, địa phương phải triển khai thực hiện trong thời gian tới; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cần thiết để đẩy mạnh CCHC trong năm 2023 và thời gian tới…

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực thúc đẩy triển khai công tác CCHC với nhiều kết quả tích cực. Đồng thời phân tích, nêu rõ những bài học kinh nghiệm về sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của người đứng đầu; sự đầu tư cơ sở vật chất, con người, phương tiện và việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương trong thực thi nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: CCHC là một trong ba đột phá chiến lược; mục tiêu, ý nghĩa của CCHC là tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giảm công sức, thời gian của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giảm chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, làm cho môi trường hệ sinh thái hành chính trong sạch, lành mạnh công khai, minh bạch, vì vậy nhiệm vụ này phải được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, ngành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP

Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số, vì vậy các bộ, ngành, đơn vị, địa phương phải tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho đơn vị mình. Quá trình thực hiện CCHC phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; các nhiệm vụ phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, hiệu quả; làm việc nào dứt điểm việc đó; tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển.

CCHC phải được tiến hành đồng bộ, thông suốt quyết tâm hành động từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong CCHC, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai CCHC; phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải chủ động tích cực thực hiện CCHC trên tất cả các mặt. Tập trung đẩy mạnh CCHC gắn với đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo đột phá trong công tác CCHC. Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ nợ đọng trong năm 2022, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ cải cách TTHC được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiếp tục đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, nêu cao vai trò của người đứng đầu. Xây dựng, sắp xếp bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện và nâng cao hiệu quả CCHC góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]