(Baothanhhoa.vn) - Hiện đại hóa nền hành chính là khâu quan trọng để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các địa phương đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách hành chính và đạt được những kết quả quan trọng.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử

Hiện đại hóa nền hành chính là khâu quan trọng để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các địa phương đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách hành chính và đạt được những kết quả quan trọng.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử

Tòa nhà công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa - Trung tâm Dữ liệu, an toàn, an ninh mạng và Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh. Ảnh: Hoàng Đông

TP Thanh Hóa được đánh giá là địa phương đi đầu về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước. Hiện nay 100% các phòng, ban, cơ quan, đơn vị và các phường, xã đã ứng dụng hệ thống phần mềm TD Office trong việc tiếp nhận, xử lý, ký số, phát hành văn bản trên môi trường điện tử; 34/34 phường, xã đã triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến; 100 cán bộ, công chức được cấp tài khoản sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ; 50% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ của các cơ quan Nhà nước thành phố được đầu tư xây dựng đồng bộ; hạ tầng mạng LAN, WAN và internet được đầu tư đầy đủ, đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối với các đơn vị trong và ngoài thành phố. Thành phố cũng đã cập nhật kịp thời kiến trúc chính quyền điện tử phù hợp với khung Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa phiên bản 2.0; đăng ký, cấp phát 225 chứng thư số (trong đó có 33 chứng thư số tổ chức, 185 chứng thư số cá nhân, 9 SIM PKI) phục vụ việc ký số văn bản điện tử. 100% các đơn vị triển khai đồng bộ hệ thống “một cửa” điện tử dùng chung 3 cấp kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thống nhất toàn tỉnh và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015, góp phần quan trọng trong hiện đại hóa nền hành chính.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử

Lãnh đạo xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) ký số văn bản điện tử giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Thực hiện kế hoạch, hạ tầng, kỹ thuật CNTT được UBND huyện tập trung nâng cấp, duy trì, bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. Quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc cũng luôn được đổi mới với 100% số văn bản điện tử (trừ văn bản mật) được trao đổi trên phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Tỷ lệ văn bản trao đổi dưới dạng điện tử có sử dụng chữ ký số tại UBND cấp huyện đạt 100%; 37/37 đơn vị cấp xã cũng đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử theo quy định; 100% các đơn vị đã kết nối, liên thông gửi nhận văn bản giữa UBND huyện với các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, UBND các xã, thị trấn qua phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Đặc biệt, cổng dịch vụ công trực tuyến được triển khai thực hiện theo đúng quy định với tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được xử lý trực tuyến mức độ 3 đối với cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt 97%, mức độ 4 cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt 98%. Cổng thông tin điện tử cấp huyện, trang thông tin điện tử cấp xã cũng phát huy hiệu quả tích cực. Hệ thống giao ban trực tuyến được đầu tư hoàn thành tại 37 điểm cầu của 37/37 xã, thị trấn, phục vụ các cuộc họp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, các phòng chuyên môn UBND huyện và các xã, thị trấn đã duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 và xây dựng hệ thống các quy trình một cách đồng bộ, khoa học, phù hợp với chính sách, mục tiêu chất lượng đề ra. Bộ phận “một cửa” cấp huyện, cấp xã cũng thường xuyên cập nhật các TTHC được Chủ tịch UBND tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và xây dựng, bổ sung quy trình TTHC theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 để thực hiện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 38/38 đơn vị đã áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, đạt 100%.

Tại huyện Triệu Sơn, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giải quyết TTHC. Trong đó, chú trọng sử dụng và khai thác có hiệu quả phần mềm phục vụ điều hành, quản lý và tác nghiệp chuyên môn như phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, hệ thống mail công vụ, Web điều hành, thư điện tử, phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, phần mềm theo dõi nhiệm vụ phục vụ công tác chỉ đạo, giải quyết công việc trên môi trường mạng, phần mềm lưu trữ văn bản đi và đến... Năm 2021, tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử trên địa bàn huyện đạt 100%; hệ thống họp trực tuyến giữa xã, huyện với tỉnh được sử dụng thường xuyên, mang lại hiệu quả cao, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như thời gian qua. Hệ thống “một cửa” điện tử hỗ trợ giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện và cấp xã thường xuyên được bổ sung trang thiết bị, nâng cấp phần mềm đồng bộ để cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Những nỗ lực mạnh mẽ trong chỉ đạo thực hiện và những kết quả quan trọng đạt được trong ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử ở các địa phương đã tạo nên sự công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành và trong giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Bài và ảnh: Tố Phương


Bài và ảnh: Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]