(Baothanhhoa.vn) - Ngày 25-3-2023, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã ký ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thú y trên địa bàn tỉnh. Dưới đây là toàn văn Chỉ thị:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thú y trên địa bàn tỉnh

Ngày 25-3-2023, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã ký ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thú y trên địa bàn tỉnh. Dưới đây là toàn văn Chỉ thị:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác thú y trên địa bàn tỉnh

Trong những năm qua, công tác thú y trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực; hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thú y được sắp xếp, kiện toàn, giảm đầu mối, tập trung lực lượng cho công tác chuyên môn, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả nhiều loại dịch bệnh trên động vật, không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định. Ngành thú y đã tích cực phối hợp với ngành y tế triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng cho Nhân dân.

Tuy nhiên, nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền ở một số địa phương về công tác thú y vẫn còn hạn chế, chưa chủ động, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thú y. Hệ thống thú y vận hành chưa đồng bộ; số lượng biên chế công chức, viên chức, nhân viên chuyên ngành chăn nuôi, thú y ở các cấp chưa đảm bảo theo quy định; mức phụ cấp nhân viên thú y cấp xã còn thấp; công tác phối hợp giữa ngành chăn nuôi, thú y với địa phương và giữa các địa phương với nhau trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật chưa chặt chẽ, hiệu quả, nhất là trong điều tra, xác định ổ dịch, chia sẻ thông tin dịch bệnh… Công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh, báo cáo tình hình dịch bệnh chưa kịp thời; công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y, hành nghề thú y còn hạn chế, bất cập; việc giám sát an toàn dịch bệnh và giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm xuất khẩu chưa thực hiện theo chuỗi, gây khó khăn cho xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:

1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, quy định của Trung ương và của Tỉnh về công tác thú y, trọng tâm là Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Luật Thú y năm 2015; Luật Chăn nuôi năm 2018; Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030… Tập trung tuyên truyền, quán triệt, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của công tác thú y trong phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, các ngành, nhất là các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi để hiểu rõ về vai trò, tầm quan trọng của công tác thú y đối với phát triển chăn nuôi; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong tổ chức thực hiện.

2. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo:

2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên môn về thú y, gồm: Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện và nhân viên thú y ở xã, thị trấn; phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân, đồng thời hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cùng cấp và giữa các cấp, bảo đảm cụ thể, đúng quy định, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác thú y; những nội dung vượt thẩm quyền, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.

2.2. Rà soát, sắp xếp, bố trí nhân lực chuyên môn về thú y đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, trong đó:

- Đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương rà soát chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp được giao để bổ sung cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đáp ứng yêu cầu nhân lực thực hiện nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch và phát triển chăn nuôi vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, vừa đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện: Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bố trí bảo đảm 100% các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phải có cán bộ chuyên môn về chăn nuôi, thú y.

- Đối với nhân viên thú y xã, thị trấn: Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí bảo đảm 100% xã, thị trấn phải có nhân viên thú y; tăng cường số lượng nhân viên thú y chuyên trách tại các xã, thị trấn có quy mô chăn nuôi lớn, vùng chăn nuôi trọng điểm. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất tăng mức phụ cấp đối với nhân viên thú y xã, thị trấn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện trong tham mưu, thực hiện nhiệm vụ về thú y tại địa phương, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y các cấp, bảo đảm hoạt động thông suốt, đồng bộ, đúng quy định. Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ phụ trách thú y các cấp trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2.4. Quan tâm bố trí kinh phí và các điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Trong năm 2023, nghiên cứu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật, Trạm Kiểm dịch động vật Thạch Lâm trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

3. Các huyện, thị, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh về công tác chăn nuôi, thú y; sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và nhân viên thú y xã, thị trấn đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đúng chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, bố trí đủ kinh phí cho hoạt động thú y, đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác thú y, tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm an toàn thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững; kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động thú y và phòng, chống dịch bệnh động vật.

5. Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Chỉ thị này được quán triệt đến các chi bộ đảng và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

TS.


TS.

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]