(Baothanhhoa.vn) - Chiều 5-9, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác CCHC.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Chiều 5-9, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác CCHC.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Trần Quang Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Nguyễn Thanh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa và 2 huyện Đông Sơn, Quảng Xương.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo tại buổi làm việc.

Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 và 8 tháng năm 2019 do đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày nêu rõ: Giai đoạn 2016 - 2018, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa có bước phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm ước đạt 11%, trong đó năm 2018 ước đạt 15,16%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Trong giai đoạn này, một số dự án công nghiệp quy mô lớn đã đi vào hoạt động, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của tỉnh, như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, xi măng Công Thanh (dây chuyền 2), nhà máy thủy điện Trung Sơn, Cẩm Thủy I… Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hằng năm 12,3%, năm 2018 ước đạt 23.041 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2015. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Quốc phòng - an ninh luôn được giữa vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác CCHC, năm 2018 và 8 tháng năm 2019, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt nhiều kết quả tích cực. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 118 quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính (TTHC) với 1.673 TTHC, tích hợp và nhập dữ liệu 1.701 TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đều duy trì thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Đối với công tác hiện đại hóa nền hành chính, tỉnh đã xây dựng, triển khai đề án xây dựng chính phủ điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh, trong đó tập trung xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ và định hướng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0. Đến nay, 100% cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc. 100% cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp tỉnh được cấp hộp thư điện tử công vụ; 90% cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện trao đổi văn bản dưới dạng điện tử. Tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 có chuyển biến tích cực. Việc triển khai áp dụng hệ tống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện được hoàn thành trước năm 2014. Đến nay toàn tỉnh có 203 cơ quan, đơn vị đã áp dụng và thực hiện. Về cải cách tổ chức bộ máy, đã giảm 11 phòng và 3 chi cục, giảm 207 tổ chức sự nghiệp; hoàn thành việc sáp nhập 3.100 thôn, tổ dân phố để thành lập 1.552 thôn, tổ dân phố, giảm 1.578 thôn, tổ dân phố; sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn và điều chỉnh địa giới hành chính của 3 xã thành 67 xã, phường, thị trấn, giảm 76 đơn vị cấp xã so với hiện này, thành lập thị trấn Nưa (Triệu Sơn)…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất, kiến nghị với đoàn công tác một số nội dung quan trọng. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn chỉnh hồ sơ Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và Đề án thành lập trị trấn Nưa (Triệu Sơn). 2 đề án của Thanh Hóa đã được Bộ Nội vụ và các bộ, ngành Trung ương thẩm định, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định để Thanh Hóa triển khai thực hiện, tạo thuận lợi để chuẩn bị tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi quy định số lượng cấp phó các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng có tính đến các yếu tố về tự nhiên, dân số, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, quy mô kinh tế…; đồng thời giao cho địa phương bố trí, sắp xếp cấp phó của các đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế. Để sớm hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tỉnh cũng đề nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ có ý kiến với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa, các tuyến quốc lộ, các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đề xuất nhiều nội dung khác liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, biên chế và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Đồng chí Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu thảo luận tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội và công tác CCHC tỉnh Thanh Hóa đạt được trong thời gian qua. Đồng thời chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC cần phải khắc phục đó là: Số hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của tỉnh còn thấp; việc tiếp nhận và giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích chưa nhiều; vẫn còn hồ sơ giải quyết quá hạn; còn tình trạng chậm trễ khi giải quyết TTHC chưa xin lỗi người dân, doanh nghiệp… Đại diện các bộ, ngành cũng đã giải trình một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa về kết cấu hạ tầng giao thông; sắp xếp các đơn vị hành chính; số lượng cấp phó các cơ quan, đơn vị; cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự lập công nghiệp.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Những năm gần đây, Thanh Hóa có mức tăng trưởng nhanh đột biến. Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, đưa Thanh Hóa bứt phá hơn nữa trong thời gian tới, đóng góp chung vào sự phát triển của cả nước, đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị: Thanh Hóa cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển toàn diện về mọi mặt. Đối với công tác CCHC, muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đầu tư vào Thanh Hóa, tỉnh cần thực hiện tốt nguyên tắc 4 tại chỗ và phương châm “4 tăng, 2 giảm, 3 không” trong giải quyết TTHC. Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn cho những người làm công tác CCHC, bảo đảm giải quyết nhanh, kịp thời cho người dân và doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng chính quyền điện tử, trong đó cần chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trong chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020, gắn kết chặt chẽ CCHC với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công tác CCHC của các bộ, ngành, bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, thống nhất trong từng ngành, từng lĩnh vực. Cùng với đó, cần gắn CCHC với thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04/NQ-TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi bổ sung những văn bản không còn phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương. Kịp thời tháo gỡ các rào cản trong giải quyết TTHC, hạn chế tối đa việc giải quyết hồ sơ quá hạn và không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác. Rà soát lại việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến hiện nay để xây dựng lộ trình, giải pháp triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 hiệu quả. Đối với những kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Phó Thủ thướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình ghi nhận và giao cho các bộ, ngành liên quan tiếp thu, nghiên cứu trả lời.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các các giải để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, trong đó sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác CCHC.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác cải cách hành chính

Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng quà Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Trước khi làm việc với tỉnh, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, các thành viên trong đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra công tác CCHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Thu Vui


Thu Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]