(Baothanhhoa.vn) - Chiều 23-9, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Chiều 23-9, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Các đại biểu, nhà khoa học trong nước, trong tỉnh và nước ngoài dự hội thảo.

Dự hội thảo có PSG.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, nhiều nhà khoa học thuộc các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các trường chính trị cấp tỉnh, Đại học Hà Tĩnh, Đại học Tân Trào, Đại học Hùng Vương, Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; các giảng viên, học viên, sinh viên của Trường Đại học Hồng Đức.

PSG.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; GS Wilhelm Steingru, nguyên Viện trưởng Viện Địa lý kinh tế - xã hội, Trường Đại học Greifswald; PGS.TS Ngô Chí Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Trường Đại học Hồng Đức; TS Nguyễn Thị Quyết, Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức; ông Anderson Tan, Giám đốc Công ty XpRienz Singapore và XpRienz Việt Nam, đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

PSG.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PSG.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức nêu rõ: Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19” được thực hiện với các nội dung như các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19; các vấn đề về văn hóa - xã hội thời kỳ hậu COVID-19; phát triển các loại hình du lịch, xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương; các vấn đề về liên kết vùng, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương; các vấn đề về thể chế kinh tế địa phương, đổi mới quản lý, chuyển đổi số; vai trò của các trường đại học trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19. Đây sẽ là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng trao đổi những kết quả nghiên cứu mới, thảo luận những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương giai đoạn hậu COVID-19. Đồng thời, thông qua hội thảo, tăng cường mối giao lưu hợp tác và hỗ trợ nghiên cứu; thúc đẩy hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức với các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Các đại biểu dự Hội thảo.

Hội thảo thu hút 50 tham luận đến từ các trường đại học trong nước và quốc tế. Tại hội thảo, các nhà khoa học đã tham luận làm sáng rõ hơn những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đến các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội từ phạm vi địa phương đến toàn cầu.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Toàn cảnh hội thảo.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các giải pháp về phát triển các lĩnh vực, ngành nghề; phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hậu COVID-19.

Tại hội thảo khoa học quốc tế phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19, PGS.TS Lê Văn Trưởng, Trường Đại học Hồng Đức đã đề xuất một số cơ chế, chính sách lớn để phát triển liên kết vùng ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).

PGS.TS Lê Văn Trưởng cho rằng, trong khi chưa có Luật Liên kết vùng thì Chính phủ cần ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ và ĐBSH giai đoạn 2022 - 2025, đồng thời cho phép các tỉnh trong ba vùng trên nếu thực hiện liên kết phát triển với tỉnh Thanh Hóa thì được hưởng một số chính sách đặc thù như Nghị quyết số 37/2021/QH15, ngày 13-11-2021 của Quốc hội đã ban hành về Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối phát triển tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, các tỉnh ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ chưa có chính sách đặc thù.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Chính phủ cần có chính sách ưu tiên hợp lý cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào những địa bàn trọng điểm của khu vực Tây Bắc, Bắc Trung bộ và ĐBSH, nhất là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Xây dựng cơ chế huy động vốn hiệu quả để đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đồng thời, sửa đổi các quy định như thời gian thuê đất không nhất thiết là 50 năm mà tùy theo ngành, nghề có thể quy định thời gian thuê đất ngắn hơn, cho phép các dự án được trả tiền thuê đất thành nhiều lần hoặc hằng năm để giảm bớt đầu tư ban đầu, đỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Cùng với việc hỗ trợ ngân sách cho liên kết vùng để thực hiện các chương trình, dự án liên kết có đủ điều kiện đầu tư theo quy định, Quốc hội và Chính phủ cần giảm thuế và một số khoản phí, lệ phí khi tham gia liên kết. Giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu Việt Nam chưa sản xuất được từ 3% xuống 0%. Đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng hạ thuế xuất khẩu xuống 0% để các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc làm. Tiếp tục cho phép các doanh nghiệp FDI vay vốn nước ngoài theo cơ chế tự vay, tự trả trên cơ sở có năng lực trả nợ từ nguồn thu của dự án, đặc biệt là các dự án trực tiếp tạo ra nguồn thu bằng ngoại tệ đủ để trả nợ nước ngoài.

Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 2-3-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, coi vành đai này chỉ trong phạm vi hai địa phương là Quảng Ninh và Hải Phòng. Do đó, đề nghị Chính phủ quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2021 - 2030 mở rộng phạm vi gồm các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị.

Tham luận tại hội thảo, ông Anderson Tan, Giám đốc XpRienz Singapore, cho biết: Trước thời đại thị trường lao động thách thức nhanh chóng, như hiện diện của COVID-19 và các vấn đề địa chính trị và môi trường, tầm quan trọng của các kỹ năng đối với tăng trưởng kinh tế và sự tồn tại là không bao giờ được đánh giá thấp. Tác động của nâng cao kỹ năng đối với tăng trưởng kinh tế cho thấy cách tiếp cận của Singapore trong việc tài trợ cho các sáng kiến ​​và chính sách nâng cao kỹ năng quốc gia trong việc phát triển kỹ năng ở các khu vực địa lý và lĩnh vực có thể định hình lại nền kinh tế. Mặc dù cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và nguồn lực để có LMIS chính xác hơn, nhưng khung kỹ năng có thể đóng vai trò là cầu nối để khai thác năng lực biên cho tính bền vững và tăng cường khả năng cạnh tranh của TVET.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19”

Chính phủ Singapore đã thể hiện cam kết cao trong việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động, quản lý LMIS thường xuyên và toàn diện, tạo điều kiện cho sự hợp tác liên tục giữa chính phủ, liên đoàn lao động, người sử dụng lao động và các nhà cung cấp đào tạo.

Cuối cùng, điều quan trọng vẫn là đối với bất kỳ tổ chức nào có ý định làm việc trong bất kỳ thị trường mới nổi hoặc thị trường cận biên nào, là dành thời gian để hiểu đầy đủ về bối cảnh chính xác, sự phức tạp, sắc thái và động lực đang thịnh hành, để tận dụng và phấn đấu trong các lĩnh vực tăng trưởng nhanh này. Các tổ chức thống trị các công nghệ mới nổi thể hiện ý thức đồng nhất tập thể và sự hiểu biết chung về những gì họ đại diện và nơi họ sẽ đi.

Bế mạc hội thảo, PSG.TS Bùi Văn Dũng, khẳng định: Thông qua thảo luận, trao đổi về các nội dung được trình bày tại hội thảo và các tham luận, đã góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19 và vai trò của các cơ sở đại học trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời kỳ hậu COVID-19.

Kết quả bước đầu của hội thảo đã được ghi nhận mang tính cơ sở lý luận và thực tiễn; đồng thời đưa ra được những kết luận, kiến nghị có giá trị đối với Trường Đại học Hồng Đức và đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong thời gian tới.

Sau hội thảo, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp các đề xuất, giải pháp, kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường đại học về các vấn đề mà hội thảo đã thống nhất.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]