(Baothanhhoa.vn) - Sáng 19-1-2022, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (sau đây gọi tắt là tam nông) đã tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông.

Góp ý báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sáng 19-1-2022, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (sau đây gọi tắt là tam nông) đã tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông.

Góp ý báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về tam nông; Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá, các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… tham dự hội nghị.

Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông được xây dựng có 3 phần, gồm: Phần thứ nhất đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW thông qua công tác tổ chức thực hiện, công tác thể chế hoá Nghị quyết từ trung ương đến địa phương. Phần thứ hai đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW đối với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; kết quả trong xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện kết cấu cơ sở, hạ tầng nông thôn. Đồng thời, nêu những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ những nguyên nhân trong phát triển tam nông và rút ra bài học kinh nghiệm. Phần thứ ba là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển tam nông trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đánh giá chung của dự thảo báo cáo: Sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội, cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên cả 3 lĩnh vực. Nhiều chỉ số phát triển đã theo kịp và vượt các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh quốc gia.

Tham gia thảo luận, góp ý vào dự thảo báo cáo, hầu hết đều thống nhất với kết cấu các phần, nội dung đã nêu trong dự thảo. Một số góp ý đề nghị bổ sung, đánh giá rõ thêm một số tồn tại, hạn chế. Đồng thời, phân tích rõ những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Các đại biểu cũng thống nhất với đề xuất đề nghị Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết mới về tam nông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 thay thế Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X).

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đánh giá cao dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về tam nông mà Ban Chỉ đạo Trung ương đã chuẩn bị. Các ý kiến góp ý tại hội nghị hay, sát thực tiễn, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để phát triển tam nông.

Đồng chí nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa chiến lược của tam nông đối với phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nông nghiệp lại một lần nữa khẳng định vai trò là trụ đỡ của mình trong phát triển kinh tế. Vì vậy việc tiếp tục ban hành Nghị quyết mới về tam nông là cần thiết.

Đồng chí yêu cầu Nghị quyết mới ban hành cho giai đoạn tới cần tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò có ý nghĩa chiến lược đối với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Việc giải quyết các vấn đề tam nông là yếu tố mang tính tiền đề để cả nước đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Nghị quyết mới cần nâng cao được nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, ban, bộ ngành về vị trí, vai trò tam nông đối với phát triển đất nước.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xây dựng thực hiện trong giai đoạn mới phải rõ ràng, mạch lạc, khả thi, trong đó phải xác định được các giải pháp đột phá, phù hợp với từng giai đoạn, có lộ trình thực hiện cụ thể, tránh chung chung.

Đồng chí lưu ý, thành công của một Nghị quyết phải đặt trong lộ trình phát triển của cả giai đoạn, vì vậy cần phát huy những kết quả đạt được, đồng thời giải quyết được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong giai đoạn phát triển mới. Vì vậy đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội nghị, tiếp tục hoàn thiện báo cáo trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]