(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10-1, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Điện lực; Luật Doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

Sáng 10-1, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Điện lực; Luật Doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

Toàn cảnh Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH): Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

Các ĐBQH: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, dự Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham gia góp ý vào dự án Luật Doanh nghiệp, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng việc ban hành Dự án luật này là hết sức cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia ý kiến góp ý vào dự án Luật Doanh nghiệp.

ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị tham dự họp ký thì biên bản này có hiệu lực. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định biên bản họp hội đồng thành viên phải bao gồm họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

Toàn cảnh Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tuy nhiên, trên thực tế, thành viên không đồng ý thông qua biên bản họp thường sẽ không hợp tác, không chịu ký tên vào biên bản họp dẫn đến biên bản không đảm bảo đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật và không có hiệu lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trong điều hành, quản trị doanh nghiệp.

Đây là điểm nghẽn cần tháo gỡ. Do vậy, cần thống nhất cao việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 60 bỏ “chữ ký” đó là: Họ, tên và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

Các đại biểu tham dự Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Về công bố thông tin báo cáo tài chính giữa năm của doanh nghiệp nhà nước của Luật Doanh nghiệp năm 2020, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tài chính giữa năm theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể gián tiếp làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước hằng năm do toàn bộ khối doanh nghiệp có thể mất chi phí nhiều tỷ đồng để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính giữa năm trước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

Các đại biểu tham dự Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Hơn nữa, việc yêu cầu toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả những doanh nghiệp quy mô nhỏ, thực hiện nhiệm vụ công ích, cung cấp dịch vụ thủy lợi, thủy nông... (hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận) phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập thực sự không cần thiết do doanh nghiệp đã phải thực hiện báo cáo kiểm toán hằng năm theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

ĐBQH Võ Mạnh Sơn, thống nhất với dự thảo sửa đổi, bổ sung đó là: Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm; thời hạn công bố phải trước ngày 31-7 hằng năm, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có).

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận vào dự án Luật Doanh nghiệp

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia phát biểu ý kiến tại Kỳ họp.

Về việc tham dự và biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Luật Doanh nghiệp năm 2020, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc xác định cổ đông dự họp lại chưa được quy định rõ.

Thực tế xảy ra trường hợp cổ đông đã đăng ký và có tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông nhưng bỏ về giữa chừng hoặc không bỏ phiếu vào hòm phiếu hoặc không biểu quyết trực tuyến. Điều này dẫn đến vướng mắc trong việc xác định số cổ đông dự họp để tính tỷ lệ số phiếu biểu quyết theo quy định tại Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Mặc dù chỉ là vấn đề kỹ thuật song vướng mắc nêu trên lại đang gây cản trở lớn đến việc thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Do vậy, cần thống nhất thêm cụm từ “tham dự và biểu quyết tại cuộc họp” sau cụm từ “của tất cả cổ đông” tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]