(Baothanhhoa.vn) - Chiều 20-6, Đoàn công tác Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình thực hiện Chỉ thị số 43 –CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Thanh Hóa

Chiều 20-6, Đoàn công tác Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình thực hiện Chỉ thị số 43 –CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương, phát biểu tại buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và đơn vị liên quan.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa có 113.000 lượt bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, cán bộ dân chính Đảng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong vùng bị Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin. Trong đó có 22.855 người bị hậu quả chất độc hóa học. Thanh Hóa xếp thứ 2 trên cả nước về số lượng nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 43, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được nâng lên, từ đó đã tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm và hành động trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con cháu của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học... Từ khi thực hiện Chỉ thị số 43 đến nay, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã rà soát, giải quyết cho gần 2.240 trường hợp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng. Hiện nay, tỉnh đang chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 14.572 trường hợp bị hậu quả chất độc hóa học.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ hơn những kết quả đã đạt được; những kinh nghiệm của Thanh Hóa trong việc triển khai và thực hiện Chỉ thị số 43 và một số vấn đề mà Đoàn công tác quan tâm. Đồng thời cũng đã nêu lên một số khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học, từ đó đề xuất với Đoàn công tác Trung ương một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 43.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Thanh Hóa đã đạt được trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 43. Đồng chí đề nghị, thời gian tới, phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 43 bằng việc cụ thể hóa những vấn đề phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; rà soát, không để bỏ sót những người có công; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa các đoàn thể, các ngành, hỗ trợ Hội nạn nhân chất độc da cam các cấp hoạt động hiệu quả, chất lượng hơn. Về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Đoàn sẽ tổng hợp, báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trân trọng cảm ơn sự ghi nhận, đánh giá của Đoàn công tác đối với việc thực hiện Chỉ thị số 43 của tỉnh. Đồng thời khẳng định: Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa luôn có những đóng góp to lớn, do vậy, việc quan tâm đến đối tượng người có công vừa là truyền thống, đạo lý, vừa là tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trước khi Ban Bí thư có Chỉ thị số 43, tỉnh cũng đã rất quan tâm đến công tác giải quyết chế độ chính sách cho người có công nói chung, nạn nhân chất độc da cam/dioxin nói riêng. Từ khi có Chỉ thị số 43, nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về vấn đề này càng được nâng lên, có nhiều chuyển biến tốt hơn và đạt được những kết quả thiết thực. Tuy nhiên, Thanh Hóa là tỉnh lớn, đối tượng chính sách nhiều, nguồn lực của tỉnh có hạn nên việc thực hiện Chỉ thị số 43 còn có những khó khăn, hạn chế. Đồng chí đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, bổ sung nguồn lực để tỉnh thực hiện tốt hơn công tác giải quyết chế độ chính sách cho người có công. Đồng chí cũng đề nghị, trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp thu, tổng hợp, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 43, đồng thời ban hành văn bản để chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 43 trong thời gian tới.

Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế tình hình thực hiện Chỉ thị số 43 tại huyện Thiệu Hóa.


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]