(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, chiều 25-10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý vào dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 4, chiều 25-10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý vào dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

ĐBQH Cầm Thị Mẫn tham gia góp ý về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tham gia góp ý vào dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn, đại biểu Quốc hội chuyên trách thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển ngành dầu khí với vai trò là một trong những ngành quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Cho ý kiến về điều kiện thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí được quy định tại Điều 12, ĐBQH Cầm Thị Mẫn cho rằng các quy định nêu trên chưa rõ ràng, chưa quy định cụ thể “có những điều kiện nào” thì được thực hiện việc điều tra cơ bản về dầu khí? Việc điều tra cơ bản là hoạt động đặc thù, vậy chủ thể thực hiện ngoài điều kiện về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm có cần thiết phải có những điều kiện đặc thù hay không?.

Mặt khác, nội dung quy định của điều luật tại dự thảo được hiểu là chỉ có chủ thể là “tổ chức” mới được tham gia hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí còn “cá nhân” thì không. Nếu cá nhân muốn tham gia thì phải liên danh với tổ chức để có đủ điều kiện. Trên thực tế, cá nhân nếu muốn thì có thể liên danh hoặc tự mình thành lập pháp nhân và khi đó có nghĩa họ đã trở thành một tổ chức mà không nhất thiết phải “liên danh” với tổ chức khác… Do đó, quy định như tại khoản 3, Điều 12 dự thảo Luật là không cần thiết, đề nghị ban soạn thảo xem xét điều chỉnh lại nội dung này để khắc phục, bổ sung những bất cập, thiếu sót.

Tại Khoản 1 Điều 42 của Dự thảo Luật có quy định về việc triển khai các dự án theo chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng đây là hành lang pháp lý để các nhà thầu dầu khí đề xuất triển khai đồng bộ các hạng mục công trình dầu khí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dầu khí. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ khái niệm “chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển ngoài diện tích hợp đồng ban đầu”.

Về việc thực hiện các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực dầu khí, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho biết, chính sách ưu đãi đầu tư đã được quy định tại Điều 54 của dự thảo luật, đây là bước tiến mới trong quá trình xây dựng dự thảo luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện các chính sách ưu đãi này, đại biểu đề nghị bổ sung vào dự thảo luật để đảm bảo trong trường hợp các nhà thầu dầu khí đã ký kết hợp đồng dầu khí và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà các chính sách ưu đãi đầu tư tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thấp hơn chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 54 của dự thảo luật, thì nhà thầu được quyền đề xuất để hưởng chính sách ưu đãi đầu tư tại Điều 54. Việc bổ sung quy định này là phù hợp với chính sách bảo đảm đầu tư cho các nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, đồng thời phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế về bảo đảm đầu tư. Bên cạnh đó, để đảm bảo chặt chẽ, thống nhất trong các quy định của Luật đối với việc áp dụng quy định về xử lý chi phí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại khoản 4, Điều 64, đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp...

Quốc Hương (tổng hợp)


Quốc Hương (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]