(Baothanhhoa.vn) - Ngày 9-2, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã được tổ chức để cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Ngày 9-2, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã được tổ chức để cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng; các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày dự thảo Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng chí Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày dự thảo Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Đề án gồm 4 phần, trong đó nêu quan điểm: Phát triển bền vững kinh tế thủy sản trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa lĩnh vực thủy sản và các lĩnh vực kinh tế khác của tỉnh; tăng cường liên kết, cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính đặc thù, phù hợp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển thủy sản, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng.

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển lĩnh vực thủy sản nhanh và bền vững, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển; phát huy vai trò của ngư dân, các tổ chức nghề cá góp phần thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là: Ngành thủy sản của tỉnh phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, bền vững và gắn với chế biến; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi hợp lý để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; bảo vệ môi trường sinh thái và phục hồi nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao đời sống ngư dân; gắn phát triển thủy sản với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Về nhiệm vụ thực hiện Đề án gồm có 8 nhiệm vụ: Khai thác thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản ven biển; chế biến và thị trường tiêu thụ thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học - công nghệ và khuyến ngư; phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền; nâng cao năng lực các cơ quan, đơn vị quản lý thủy sản.

Cùng với đó, Đề án đề ra 8 giải pháp gồm: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân và doanh nghiệp; xác định ngư dân là chủ thể trong phát triển thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tổ chức sản xuất; giải pháp khoa học - công nghệ; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải pháp về chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản; giải pháp về phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh phát biểu tại hội nghị.

Cho ý kiến vào Đề án, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bổ sung một số mệnh đề để làm rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ, sự cần thiết về phát triển thủy sản nhanh và bền vững gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa. Cùng với đó, phân tích sâu về việc bổ sung dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với công tác quy hoạch xây dựng các mô hình liên kết trên biển cùng với việc bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lê Văn Diện phát biểu tại hội nghị.

Trên cơ sở dự thảo Đề án và tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến cụ thể vào từng phần để Đề án khi hoàn thiện, ban hành phát huy được hiệu quả trong đời sống xã hội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan, tranh thủ tối đa các cơ quan của Trung ương, các nhà khoa học để xây dựng Đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy với nhiều nội dung, nhiệm vụ, số liệu khoa học, chứng minh được hiện trạng về phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của tỉnh.

Qua ý kiến thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho rằng: Để hoàn thiện Đề án, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh nghiên cứu xây dựng, làm rõ hơn nội dung bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và phát triển kinh tế thủy sản phải có tính tương hỗ lẫn nhau.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Việc xây dựng Đề án cần nhận thức sâu sắc về hai nhiệm vụ chiến lược, đó là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống. Vì vậy, tiêu đề của đề án gọi là: Đề án phát triển thủy sản nhanh và bền vững gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên cơ sở ý kiến của các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị ở phần sự cần thiết phải luận giải, làm rõ về vấn đề gắn chặt giữa phát triển thủy sản với bảo vệ chủ quyền. Đồng thời cho ý kiến cụ thể vào phần quan điểm, mục tiêu chung, định hướng phát triển, nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện của Đề án nhằm tránh sự chồng chéo.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Đề án Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.

Để Đề án khi ban hành được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần phải xác định rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và đặc biệt là ngư dân vùng biển trong việc thực hiện Đề án. Trong đó, cần phải xác định ngư dân là chủ thể; các tổ cộng đồng, nghiệp đoàn, hợp tác xã hoạt động thủy sản là nòng cốt trong phát triển thủy sản và bảo vệ chủ quyền trên biển. Trong Đề án cũng cần đề ra giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách về khai thác trung tâm dịch vụ hậu cần, đô thị nghề cá…

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị sau hội nghị này Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu tối đa, hoàn thiện lại Đề án gửi về Văn phòng Tỉnh ủy thẩm định để Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện kết luận số 36- KL/TW, ngày 26-3-2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh đập hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh; báo cáo tình hình hoàn thành hồ sơ, thủ tục cho thuê đất của các dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương gia hạn tại Kết luận số 679 -KL/TW, ngày 3-12-2021; tờ trình về thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn; Dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI “về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới” và Dự thảo chương trình, kế hoạch tổ chức hội nghị cấp tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI).

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]