(Baothanhhoa.vn) - Bác không lấy tư cách của một Chủ tịch nước để phê bình, kiểm điểm cấp dưới chậm trễ chấp hành mệnh lệnh, để tránh những phản ứng tiêu cực có thể bộc phát thêm. Ngược lại, lấy tình nghĩa anh em để khuyên nhủ, bảo ban một cách bao dung, tế nhị song vẫn toát lên sự nghiêm khắc.

Lời Bác năm xưa: “Đảm dục đại/Tâm dục tế/Trí dục viên/Hạnh dục phương”

Bác không lấy tư cách của một Chủ tịch nước để phê bình, kiểm điểm cấp dưới chậm trễ chấp hành mệnh lệnh, để tránh những phản ứng tiêu cực có thể bộc phát thêm. Ngược lại, lấy tình nghĩa anh em để khuyên nhủ, bảo ban một cách bao dung, tế nhị song vẫn toát lên sự nghiêm khắc.

Lời Bác năm xưa: “Đảm dục đại/Tâm dục tế/Trí dục viên/Hạnh dục phương”

Bác Hồ thăm một đơn vị bộ đội thuộc Quân khu 4 (năm 1961). Ảnh: QĐND.

Sau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Bác Hồ đã bàn với Trung ương thành lập Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam, phong quân hàm cho một số cán bộ quân đội. Chủ trương này của Bác đã được toàn thể thành viên trong Hội đồng Chính phủ hoan nghênh trong cuộc họp ngày 19-1-1948.

Một ngày sau (20-1-1948), Bác Hồ đã ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Theo sắc lệnh này, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng. Đồng chí Nguyễn Bình được phong quân hàm Trung tướng. Các đồng chí Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng.

Trong số các đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng, Nguyễn Sơn là người văn võ song toàn, cùng với Lê Thiết Hùng là 2 người đã từng làm việc với Bác Hồ trong thời kỳ Người hoạt động ở Trung Quốc. Với tài năng và bản lĩnh của mình, Nguyễn Sơn là sĩ quan người nước ngoài duy nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từng làm Chính ủy trung đoàn, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34 thuộc Quân đoàn 12 Hồng quân Trung Quốc. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân. Sau này, năm 1955, ông được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm thiếu tướng, và từ đó được mệnh danh là “Lưỡng quốc tướng quân”.

Trở lại với câu chuyện, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 111/SL phong hàm thiếu tướng từ ngày 1-1-1948 cho Nguyễn Sơn, khi ấy là Tư lệnh Liên khu IV, nhưng ông trì hoãn không nhận vì cho rằng Bác Hồ chưa đánh giá hết năng lực của mình. Có giai thoại còn kể rằng, ông không nhận thụ phong vì cho rằng mình đã là “thừa tướng” rồi, không cần đến cấp “thiếu tướng”.

Nghe báo cáo về việc này, Bác Hồ lấy một tấm thiệp, viết mấy dòng chữ Hán gửi tướng Nguyễn Sơn: “Tặng Sơn đệ: Đảm dục đại/Tâm dục tế/Trí dục viên/Hạnh dục phương”. Đại ý: Ý chí cần quả quyết; lòng dạ cần tinh tế; kiến thức cần trọn vẹn; đạo đức cần đầy đủ. Ngoài phong bì thư, Bác ghi: “Thân gửi Sơn đệ - Ký tên: Người anh họ Nguyễn”.

Khi nhận được thư Bác, Nguyễn Sơn đã phải giật mình thốt lên: “Ông cụ khiếp thật!” và vui vẻ nhận lễ thụ phong - mà theo tường thuật của báo Cứu quốc là: Một buổi lễ long trọng nhất ở Liên khu 4. Để rồi, 12 chữ của Bác đã trở thành bài học đạo đức đi theo suốt cuộc đời của tướng Nguyễn Sơn.

Có thể thấy, tâm tình Bác gửi tướng Nguyễn Sơn, trước hết đã thể hiện thái độ trọng người tài, hiểu người tài - “ý tại ngôn ngoại”, mà người trong cuộc chắc chắn là người hiểu sâu sắc nhất. Đó còn là nghệ thuật lấy nhu chế cương, Bác không lấy tư cách của một Chủ tịch nước để phê bình, kiểm điểm cấp dưới chậm trễ chấp hành mệnh lệnh, để tránh những phản ứng tiêu cực có thể bộc phát thêm. Ngược lại, lấy tình nghĩa anh em để khuyên nhủ, bảo ban một cách bao dung, tế nhị song vẫn toát lên sự nghiêm khắc.

12 chữ Bác gửi Nguyên Sơn là mượn câu nói của Tôn Tư Mạo “Đảm dục đại nhi tâm dục tiểu, trí dục viên nhi hạnh dục phương. Niệm niệm hữu nhi lâm dịch nhật. Tâm tâm thường tự quá kiều thi”. Đại ý: Cái mật thì phải cho lớn gan rộng dài; cái tâm địa mình phải cho tế nhị, chín chắn; cái trí thì phải cho tròn trịa mềm mỏng; cái nết thì phải cho vương vức ngay thẳng, cứng cáp (ấy là phép làm người), khi tưởng thì phải tưởng như là ngay tới trước mặt giặc vậy; cái lòng thì phải e sợ như lúc đi ngang cây cầu vậy (chỉ lòng phải dè, phải sợ luôn luôn)”. Bác lấy 12 chữ của đoạn trước và bỏ đoạn sau, thay chữ “tiểu” bằng chữ “tế”. “Tiểu” là nhỏ, nhưng “tế” còn nhỏ hơn nhiều và khi “tế” đi với “đại” còn có nghĩa bao dung, rộng lượng.

Bằng cách này, Người còn nghiêm khắc chỉ cho Nguyễn Sơn thấy được cái lỗi của mình để nhanh chóng khắc phục.

Những dòng thư Bác gửi tướng Nguyễn Sơn để lại bài học quý cho cán bộ, đảng viên chúng ta hôm nay, cả về ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp, đồng chí với nhau và cả thái độ phục vụ của cán bộ, đảng viên với Nhân dân. Đó là thái độ trân trọng và luôn đề cao giá trị con người, để phổ vào đó tình đoàn kết, thân ái, khoan dung.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]