(Baothanhhoa.vn) - Tại Thanh Hóa, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) vẫn tiếp tục gia tăng trong những tuần qua, đặt ra cảnh báo nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng nếu người dân không chủ động phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.

Thanh Hóa nỗ lực kiểm soát không để dịch sốt xuất huyết bùng phát

Tại Thanh Hóa, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) vẫn tiếp tục gia tăng trong những tuần qua, đặt ra cảnh báo nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng nếu người dân không chủ động phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.

Thanh Hóa nỗ lực kiểm soát không để dịch sốt xuất huyết bùng phátPhường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) huy động lực lượng tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm thủy vực diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn toàn phường.

Dù triển khai tích cực các hoạt động phòng, chống SXH, song hiện nay, tình hình dịch SXH trên địa bàn phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Từ đầu tháng 7 đến nay, ổ dịch này đã lây lan tại 7/7 khu phố, với 205 ca bệnh.

Phó Chủ tịch UBND phường Hải Thanh, Đặng Ngọc Hiệp cho biết: Trước nguy cơ dịch lan rộng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung vào cuộc quyết liệt triển khai các biện pháp khống chế dịch bệnh. Ngoài việc khoanh vùng, dập dịch tại nơi có các ca bệnh bằng các giải pháp như phun hóa chất diệt muỗi, phường tiếp tục huy động nhiều lực lượng tham gia tổng vệ sinh môi trường và làm thủy vực, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết, tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn toàn phường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân chủ quan với tình hình dịch bệnh. Một số bệnh nhân khi có các triệu chứng của bệnh đã tự ý điều trị tại nhà, đến khi bệnh diễn biến nặng mới nhập viện, dẫn đến khó khăn trong công tác điều trị.

Trao đổi với bác sĩ CKI Lê Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn, được biết, trên địa bàn thị xã hiện có 3 ổ dịch SXH tại phường Hải Thanh, phường Bình Minh, xã Nghi Sơn với 288 ca bệnh, trong đó ổ dịch tại phường Hải Thanh đã trải qua nhiều chu kỳ lây lan nên việc khống chế, kiểm soát đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguy cơ dịch bùng phát rất cao nhưng một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là trong triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, còn ỷ lại, xem công tác phòng, chống dịch là của ngành y tế. Trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục giám sát, đánh giá lại các chỉ số để có giải pháp phù hợp khống chế các ổ dịch SXH.

Theo tổng hợp từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 811 ca mắc SXH tại 26 huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, các ổ dịch cơ bản đều đã được khống chế. Tuy nhiên, qua giám sát thực tế của ngành y tế tại các ổ dịch cho thấy, không ít người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các địa bàn xuất hiện ổ dịch SXH, công tác vệ sinh môi trường còn rất hạn chế; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa thực sự quyết liệt. Xung quanh nhà các ca bệnh và cả cụm dân cư vẫn còn các vật dụng chứa nước không cần thiết, ao tù, nước đọng, tạo môi trường sinh sản cho muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh SXH.

Nhằm kiểm soát, không để dịch SXH bùng phát, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa thực hiện tốt công tác giám sát và tổ chức nhanh các biện pháp khoanh vùng, khống chế dịch khi phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết. Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, điều trị, tránh tình trạng bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Trường Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Hiện dịch SXH đang diễn biến hết sức phức tạp và đang là thời kỳ cao điểm. Chính vì vậy, đòi hỏi các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. SXH là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây nên. Bệnh SXH lây truyền từ người này sang người khác là do muỗi vằn Aedes Aegypti. Mọi người đều có thể mắc bệnh SXH. Bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa lũ, ở các vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém. Hiện đang là mùa mưa - là điều kiện thích hợp cho véc tơ truyền bệnh SXH du nhập, sinh trưởng và phát triển, nguy cơ bùng phát dịch SXH trong thời gian tới rất lớn. Để phòng, chống dịch SXH, các cơ quan chức năng và các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục triển khai các giải pháp như: tổ chức chiến dịch vệ sinh phòng dịch, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh SXH; tuyên truyền về nguy cơ và tác hại của bệnh SXH nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đặc biệt, ý thức của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần chủ động dọn vệ sinh làm sạch trong nhà mình, làm sạch cảnh quan môi trường xung quanh, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, không có dụng cụ chứa nước, không có ổ bọ gậy, không có muỗi, không có dịch bệnh SXH. Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, dấu hiệu của bệnh, mọi người cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]