Tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ phát triển
Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực, phòng chống tệ nạn xã hội đối với phụ nữ và trẻ em, năm 2019, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng thí điểm 10 mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại các huyện: Hà Trung, Như Xuân, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Như Thanh, Triệu Sơn và TP Thanh Hóa.
Tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh xã Xuân Lập (Thọ Xuân).
Hội LHPN tỉnh đã thành lập ban điều hành, cấp hòm thư góp ý cho các mô hình điểm để dễ dàng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của thành viên cũng như tố giác, lên án các hành vi gây mất an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Hòm thư góp ý được đặt tại nhà văn hóa thôn, được mở định kỳ 1 tuần/lần. Tại các mô hình đã tổng hợp được hàng trăm nội dung góp ý về các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, bạo lực gia đình. Nhờ đó, ban điều hành đã phối hợp giải quyết, tư vấn, hòa giải và ngăn chặn, xử lý kịp thời nhiều vụ bạo lực gia đình, mâu thuẫn trong gia đình và cộng đồng. Thông qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi, bảo đảm an toàn cho các đối tượng yếu thế là phụ nữ và trẻ em. Với nhiều hoạt động thiết thực, mô hình đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Từ 10 đơn vị làm điểm, đến nay đã được nhân rộng tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố với trên 600 mô hình. Hiệu quả từ các mô hình đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của hội viên, phụ nữ và cộng đồng, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, tạo môi trường an toàn lành mạnh để trẻ phát triển.
Nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước, thương tích cho trẻ em, Huyện đoàn Thọ Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin, kỹ năng cơ bản trong việc phòng, chống tai nạn đuối nước, thương tích ở lứa tuổi thanh thiếu nhi. Trong dịp hè 2024, gắn với triển khai các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em, Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện Thọ Xuân cũng đã chỉ đạo 30/30 đoàn xã, thị trấn; 100% liên đội triển khai hoạt động tuyên truyền đến đông đảo đội viên về kỹ năng phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích trẻ em; phương pháp sơ cứu khi có nạn nhân đuối nước. Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền khác cũng được đẩy mạnh như: Đưa nội dung phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích vào nội dung sinh hoạt chi đội, liên đội; xây dựng tủ sách kỹ năng phòng, chống đuối nước tại các trường học. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả phòng, chống đuối nước cho trẻ em, Huyện đoàn cũng chỉ đạo các cơ sở Đoàn gắn mới hơn 80 biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có nguy cơ đuối nước và tiếp tục triển khai mô hình “lốp xe cứu hộ”... nhằm giúp người dân không may xảy chân có điểm níu để lên bờ. Thêm vào đó, để tạo nên các phao di động, đoàn viên, thanh niên cũng tận dụng chai nhựa quấn quanh lốp xe buộc vào thành cầu hoặc móc trên các cột mốc trên kênh để dùng trong các trường hợp khẩn cấp.
Ngoài các mô hình nêu trên, từ năm 2023 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để thực hiện và duy trì các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: Mô hình “Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em” tại huyện Vĩnh Lộc; mô hình “Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc về phát triển toàn diện trẻ em đến đủ 8 tuổi các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ em tại gia đình, cộng đồng” tại huyện Yên Định; mô hình “Kết nối dịch vụ và hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện” tại huyện Yên Định; mô hình “Thành phố, làng quê an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái” tại TP Sầm Sơn, huyện Thọ Xuân và huyện Thạch Thành... Bên cạnh đó, các mô hình: “Truyền thông tư vấn về bình đẳng giới cho thanh niên và vị thành niên trong trường THPT”; “Thành phố an toàn với phụ nữ và trẻ em gái”; “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh”; “Cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới”; “Ngôi nhà Ánh Dương Thanh Hóa”... đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Thông qua các mô hình, hoạt động, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân về quyền trẻ em cũng như công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ cũng được nâng cao. Nhờ đó, 100% trẻ dưới 6 tuổi được khám bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi phổ cập giáo dục mầm non đạt 100%; 99,5% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học; 96% trẻ hoàn thành chương trình cấp THCS; 95% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp; 100% trẻ em bị xâm hại được trợ giúp, can thiệp kịp thời bằng các hình thức phù hợp; 100% gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích được hỗ trợ mai táng, thăm hỏi, động viên.
Việc đa dạng hóa các mô hình, hoạt động BV&CSTE mà các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai giúp trẻ em, nhất là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, được sống trong môi trường lành mạnh. Từ đó, các em phát triển toàn diện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần, trở thành những công dân có ích trong xã hội.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-18 21:17:00
Hành trình đạt huyện nông thôn mới nâng cao: Vững từ thôn, chắc từ xã (Bài 1): Nguồn lực nội sinh
-
2024-12-18 20:15:00
Hỗ trợ những người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng
-
2024-11-17 18:47:00
Mường Lát phấn đấu nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số
Ấm áp ngày hội
Một kiểu lãng phí!
Trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú năm 2024
Chứng minh Nhân dân hết giá trị sử dụng trong các thủ tục, giao dịch thủ tục hành chính từ 1/1/2025
Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận hết lòng vì công việc
Ngày 17/11/2024: Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
Những ngôi nhà cho hộ nghèo ở Bá Thước
Nguồn sống mới cho rừng (Bài 2): Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn
Sân bay Thái Lan lọt top 6 sân bay đẹp nhất thế giới năm 2024