(Baothanhhoa.vn) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là các đơn vị) về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là các đơn vị) về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ tại Trạm Y tế xã Xuân Phúc (Như Thanh).

Thực hiện Kế hoạch số 39/KH-UBND, ngày 4/3/2025 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025; Công văn số 1601/SYT-NVYD, ngày 2/4/2025 của Sở Y tế Thanh Hóa về việc chủ động công tác phòng, chống cúm A (H5N1) ở người, để chủ động phòng bệnh cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng không rõ nguyên nhân tại các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, điều tra, giám sát dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm theo Quyết định 5372/QĐ-BYT, ngày 24/12/2020 của Bộ Y tế về Giám sát trường hợp viêm phổi nặng do vi rút;

Thực hiện các chỉ tiêu về tiêm chủng đầy đủ cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét, tiêm chiến dịch cho các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng bệnh, như: Sởi, ho gà, bại liệt, viêm não nhật bản...

Tăng cường phối hợp với ngành thú y và chính quyền địa phương trong việc cập nhật thông tin các ổ dịch cúm trên gia cầm, chia sẻ kịp thời thông tin và phối hợp xử lý triệt để ổ dịch cúm gia cầm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tăng cường phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học.

Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè trong đó trọng tâm là bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, tập huấn, tờ rơi, hệ thống phát thanh cơ sở... Đối với bệnh cúm gia cầm lây từ động vật sang người, đặc biệt tại các địa bàn có động vật, gia cầm ốm, chết và tại các khu vực có nguy cơ cao và khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y tế đáp ứng công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực trong giám sát, phát hiện, điều tra người mắc bệnh, tác nhân gây bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đảm bảo tổ chức tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong; thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố cùng cấp báo cáo kịp thời các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm để thực hiện điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Khi phát hiện ca mắc/nghi mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT, ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế và báo cáo đột xuất khi có dịch xảy ra vào số ĐT: 0916.803.115, email: gsdichthanhhoa@gmail.com.

Tô Hà

Tin liên quan:
  • Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
    Người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh cúm A

    Thời tiết mùa Đông Xuân diễn biến thất thường, hai tuần gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi đến khám và chủ yếu được xét nghiệm và chẩn đoán mắc các bệnh cúm A. Hai đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền.

  • Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
    Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

    Thời tiết mùa hè với khí hậu nóng ẩm kéo dài tạo điều kiện cho nhiều loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng phát triển, cùng với việc đi lại của người dân tăng cao sẽ là những điều kiện thuận lợi cho nguy cơ dịch bệnh gia tăng, bùng phát như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do vi-rút Rota, lỵ, thương hàn, viêm não do vi-rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.

  • Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại

    Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2022 đến nay, đã xảy ra 2 ca tử vong do bệnh dại và khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dại, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh dại, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]