(Baothanhhoa.vn) - Rác thải nhựa bao gồm nhiều loại như chai lọ, túi nilon, hộp đựng thực phẩm hay đồ chơi cũ,... bị vứt bỏ. Không thể phủ nhận sự tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống con người nên đồ nhựa đã hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng là một mối nguy hại lớn cho môi trường, trong đó có hệ sinh thái biển và ven biển.

Tác động của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển và ven biển

Rác thải nhựa bao gồm nhiều loại như chai lọ, túi nilon, hộp đựng thực phẩm hay đồ chơi cũ,... bị vứt bỏ. Không thể phủ nhận sự tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống con người nên đồ nhựa đã hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng là một mối nguy hại lớn cho môi trường, trong đó có hệ sinh thái biển và ven biển.

Tác động của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển và ven biểnHoạt động thu gom rác thải tại khu vực bến thuyền, phường Trường Sơn (TP Sầm Sơn) của nhân viên Tập đoàn Hòa Bình Group trong chương trình phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội LHPN TP Sầm Sơn ra quân dọn vệ sinh môi trường biển.

Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp rác thải nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người. Đối với sinh vật biển, việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đang là nguyên nhân gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản.

Vùng ven biển Thanh Hóa với chiều dài bờ biển 102 km và 2 đảo lớn là Hòn Nẹ và cụm đảo Hòn Mê. Hệ sinh thái ven biển đa dạng với năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú. Trữ lượng hải sản ở vùng biển Thanh Hóa ước tính khoảng 140.000 tấn và khả năng khai thác bền vững tối đa 56.000 tấn/năm. Với sự đa dạng về hệ sinh thái cùng quy mô và trữ lượng lớn như vậy, nếu chúng ta không kiểm soát tốt, ý thức về việc xả thải ra môi trường biển của người dân không được nâng lên thì ảnh hưởng và tác động nguy hại của rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng lên hệ sinh thái biển và ven biển là khó tránh khỏi.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tác động vật lý của rác thải nhựa đến môi trường gây phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, làm chết các sinh vật bởi vướng vào lưới đánh cá bị mất hoặc bị bỏ lại, hoặc gây chết sinh vật qua con đường ăn uống. Các mảnh nhựa trôi nổi cũng cung cấp “phương tiện di chuyển” cho các sinh vật làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến hệ sinh thái. Đặc biệt, rác thải nhựa trong môi trường nước theo thời gian bị phân mảnh tạo ra các hạt vi nhựa ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, sự tích lũy vi nhựa trong cơ thể sinh vật có thể gây ra các nguy cơ đối với sức khỏe như làm giảm việc tiêu thụ thức ăn, tăng áp lực oxi hóa và gây tổn thương cơ quan tiêu hóa. Hơn nữa, sinh vật còn bị nhiễm độc bởi các chất phụ gia được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa hoặc các chất độc hại khác hấp thụ trên bề mặt của vi nhựa trong suốt thời gian chúng tồn tại và phát tán trong môi trường, bao gồm chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và kim loại nặng. Các loài vẹm xanh, các loài tôm, cá... nếu có sự tồn tại của các hạt vi nhựa đều là những loài có kích thước nhỏ và thường được người dân địa phương tiêu thụ “nguyên con” mà không loại bỏ các cơ quan tiêu hóa trước khi chế biến thức ăn. Như vậy, khi chúng ta tiêu thụ các loài này trong bữa ăn hàng ngày thì cũng có nghĩa là ăn trực tiếp vi nhựa vào cơ thể và do đó có thể phải chịu những nguy cơ về sức khỏe do vi nhựa và các chất ô nhiễm khác bám trên bề mặt nhựa gây ra.

Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2023 cũng được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) xác định là “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” gắn với chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu... Tuy nhiên, để giảm thiểu sự tác động của rác thải nhựa đến môi trường, hệ sinh thái, điều kiện tiên quyết vẫn là hành động mỗi người dân. Mỗi người cần nhận thức rõ mối nguy hại mà chúng ta đang phải đối mặt, qua đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm và bằng những hành động nhỏ hàng ngày như, phân loại, xử lý rác hữu cơ tại nơi phát sinh, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy hướng tới mục tiêu vì cuộc sống người dân, vì sự phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]