Sử dụng túi ni-lông tràn lan - thảm họa môi trường

(Baothanhhoa.vn) - Vì sự tiện lợi cùng với giá thành rẻ, những chiếc túi ni-lông đã được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Từ thực tế diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày cho thấy, sự tồn tại của túi ni-lông và việc sử dụng, xả thải vô tội vạ loại rác sinh hoạt này đang là một trong những tác nhân cơ bản hủy hoại môi trường sống.

Vì sự tiện lợi cùng với giá thành rẻ, những chiếc túi ni-lông đã được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Từ thực tế diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày cho thấy, sự tồn tại của túi ni-lông và việc sử dụng, xả thải vô tội vạ loại rác sinh hoạt này đang là một trong những tác nhân cơ bản hủy hoại môi trường sống.

Sử dụng túi ni-lông tràn lan - thảm họa môi trường

Túi ni-lông rất khó tái sử dụng và người dân thường dùng một lần là bỏ đi nên lượng thải ra môi trường là rất lớn.

Chỉ là một quầy bán rau nhỏ ven đường Đội Cung (TP Thanh Hóa) nhưng trung bình mỗi ngày chị Nguyễn Thị Hoa cũng phải tiêu tốn vài chục, thậm chí gần trăm túi ni-lông đựng đồ cho khách. “Khách hàng đều muốn đựng riêng túi cho mỗi loại rau. Một mớ rau đay, vài nghìn hành lá, hai ba quả cà chua, vài lạng đậu... mỗi thứ một túi, thay vì đựng chung trong một túi lớn. Thậm chí, có người còn xin thêm vài ba cái để đựng đồ khi treo lên xe máy. Họ xin chẳng lẽ không cho, vì túi ni-lông cũng rẻ mà mình cũng phải chiều lòng để họ còn quay lại mua hàng” - chị Hoa chia sẻ.

Cũng giống như chị Hoa, dù muốn giảm thiểu túi ni-lông để không làm ảnh hưởng tới môi trường nhưng chị Nguyễn Thị Trang, một tiểu thương bán hoa quả ở chợ Đông Thành (TP Thanh Hóa), cũng phải chiều lòng khách hàng vì nếu không có túi ni-lông cho khách đựng thực phẩm thì sẽ mất khách. Chị Trang chia sẻ: “Mình bán hàng thì mình phải đưa túi ni-lông cho khách, không có túi thì khách sẽ không mua chứ nếu người mua chịu sử dụng các loại túi thay thế như làn, giỏ hoặc đem túi đi tái sử dụng thì tốt quá vừa giảm ô nhiễm môi trường mà tôi cũng giảm chi phí”.

Dù biết những tác hại của túi ni-lông tới môi trường, thế nhưng người mua hàng vẫn không thể không dùng vì tính tiện dụng mà túi ni-lông đem lại. “Bản thân tôi mỗi lần đi chợ cũng phải sử dụng ít nhất từ 4 - 5 túi ni-lông, loại đựng rau, trái cây thì có thể sử dụng lại nhưng đựng thịt, cá thì phải vứt đi. Nhìn lượng rác thải túi ni-lông mỗi ngày tôi cũng thấy quá nhiều nhưng nếu sử dụng làn đi chợ thì rất bất tiện”, chị Nguyễn Thị Trang nói.

Từ số lượng túi ni-lông được sử dụng tại các sạp rau nhỏ, nhân với số lượng quầy hàng tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, thì con số hàng triệu túi ni-lông được sử dụng và thải ra môi trường mỗi ngày là điều khó tránh. Thế nhưng, chính sự đa năng, tiện lợi và giá rẻ của các loại túi ni-lông đã biến nó trở thành loại vật dụng không thể thiếu và có độ bao phủ rộng khắp. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xuống miền biển... bất kỳ nơi nào có hàng hóa buôn bán, nơi đó xuất hiện túi ni-lông. Mức độ phổ biến của túi ni-lông đã đến độ con người dường như đang lệ thuộc quá nhiều vào nó trong sinh hoạt và đời sống. Bên cạnh đó, các loại túi ni-lông có thể mua dễ dàng ở hầu khắp các chợ và siêu thị, với giá dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/1kg tùy từng loại. Vì giá rẻ và sự tiện lợi, nên ngay tại mỗi gia đình, túi ni-lông cũng đang được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau như: Dùng để bọc và bảo quản từ thực phẩm tươi sống đến thực phẩm chín, để đựng rác, đựng đồ dùng và còn vô số những công việc tiện dụng khác...; tại các bãi rác, hố chôn rác, xe rác. Túi ni-lông với đủ các kích cỡ, màu sắc nằm xen lẫn trong các loại rác thải, phế thải khác. Nhiều hố chôn rác, các loại phế thải khác đã phân hủy hết từ lâu, nhưng túi ni-lông vẫn không phân hủy. Túi ni-lông rất khó tái sử dụng và người dân thường dùng một lần là bỏ đi nên lượng thải ra môi trường là không hề nhỏ...

Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi ni-lông/một ngày. Tuy nhiên, trong thực tế, con số đó có thể cao hơn gấp nhiều lần, tùy theo vùng miền. Việc sử dụng túi ni-lông tràn lan, vô tội vạ, thiếu kiểm soát và thiếu các quy định, chế tài quản lý, sử dụng, xả thải túi ni-lông ra môi trường, đã và đang khiến cho vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và túi ni-lông trở thành vấn nạn đáng báo động.

Để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền đến tận người dân về những tác hại của thói quen sử dụng túi ni-lông. Đồng thời đưa ra những giải pháp áp dụng cụ thể trong thực tiễn như phân loại rác túi ni-lông để tái chế, áp dụng ưu đãi thuế đối với việc sử dụng túi thân thiện với môi trường. Tại một số địa phương cũng đã xuất hiện các mô hình đổi rác thải nhựa lấy đồ dùng thân thiện với môi trường như huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn... bước đầu đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực; một số trung tâm thương mại, siêu thị lớn như BigC, Co.opmart, hệ thống Tokyolife... cũng đã đưa vào sử dụng một số loại túi thân thiện với môi trường. Thế nhưng, những sản phẩm này chưa tiếp cận được nhiều người tiêu dùng, một phần vì không bắt buộc, một phần vì họ phải trả tiền để mua và phần đa là vì các siêu thị vẫn phục vụ túi ni-lông; nhiều địa phương, cũng đã đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni-lông khó phân hủy đối với môi trường vào chương trình ngoại khóa, ở một số cấp học. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về việc sử dụng túi ni-lông, trong thực tế, vẫn chưa mang lại nhiều kết quả như mong muốn.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mỗi năm, người Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi ni-lông. Đáng chú ý, chỉ có 17% trong số đó được tái sử dụng. Túi ni-lông chiếm số lượng rác thải nhựa tại Việt Nam và Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia thải ra nhiều rác thải nhựa đại dương nhiều nhất châu Á. Cũng theo các nhà khoa học, túi ni-lông được làm từ những chất khó phân hủy. Sự tồn tại của túi ni-lông trong môi trường còn gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi ni-lông lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng, từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi ni-lông sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Điều đáng tiếc, việc xử lý túi ni-lông hiện nay chủ yếu bằng thu gom đốt, tạo thành chất rất độc hại.

Nhằm hạn chế thói quen sử dụng túi ni-lông, cùng với việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, thì với người tiêu dùng, hành động đơn giản nhất nhưng có thể mang lại kết quả lớn, là giảm dần việc sử dụng túi ni-lông. Từng hành động nhỏ của mỗi người sẽ góp phần giảm thiểu “thảm họa túi ni-lông” hiện nay.

Bài và ảnh: Trường Giang


Bài và ảnh: Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

18°C - 25°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]