Theo báo cáo của Bộ Nội vụ và Truyền thông, những người trên 65 tuổi - được định nghĩa là người cao tuổi ở Nhật Bản, chiếm 29,3% tổng dân số.

Số người trên 65 tuổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ và Truyền thông, những người trên 65 tuổi - được định nghĩa là người cao tuổi ở Nhật Bản, chiếm 29,3% tổng dân số.

Số người trên 65 tuổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lụcẢnh minh họa. (Nguồn: Kyodo)

Số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 36,25 triệu người vào năm 2024, tăng 20.000 người so với năm trước đó, trong đó 25% có việc làm.

Đây là dữ liệu được Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/9, cho thấy thực trạng già hóa nhanh chóng tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ và Truyền thông, những người trên 65 tuổi - được định nghĩa là người cao tuổi ở Nhật Bản, chiếm 29,3% tổng dân số. Tỷ lệ này cũng đánh dấu mức cao mới, đưa đất nước “Mặt Trời mọc” trở thành quốc gia có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi này cao nhất trên thế giới.

Tính đến ngày 15/9, số lượng phụ nữ từ 65 tuổi trở lên ước tính là 20,53 triệu người, trong khi số lượng nam giới cùng nhóm tuổi là 15,72 triệu người. Trong khi đó, số người trên 80 tuổi đạt khoảng 12,9 triệu người, chiếm 10,4% tổng dân số và vượt ngưỡng 10% trong năm thứ hai liên tiếp.

Theo dữ liệu, tỷ lệ người cao tuổi của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất trong số khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Italy và Bồ Đào Nha nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu, lần lượt ở mức 24,6% và 24,5%, trong khi Hàn Quốc đứng ở mức 19,3% và Trung Quốc 14,7%.

Theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia Nhật Bản, đến năm 2040, tỷ lệ người cao tuổi của nước này dự báo sẽ chiếm 34,8% dân số, khi những người sinh ra trong đợt bùng nổ dân số lần thứ hai từ năm 1971 đến năm 1974 trở thành người cao tuổi.

Trong khi đó, cuộc khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông cho thấy khoảng 9,14 triệu người cao tuổi có việc làm vào năm 2023, mức cao kỷ lục và chiếm 13,5% tổng lực lượng lao động. Phần lớn những người cao tuổi làm việc trong các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ, tiếp theo là ngành chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, và ngành dịch vụ.

Số lượng người cao tuổi làm việc trong ngành chăm sóc y tế và điều dưỡng, vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài, đã tăng khoảng 2,4 lần so với 10 năm trước đó lên 1,07 triệu người./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]