08:26 10/10/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10-10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh, giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Sáng 10-10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh, giai đoạn 2021-2025 chủ trì hội nghị.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Toàn cảnh hội nghị.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh, giai đoạn 2021-2025; Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị, về phía Trung ương có đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; đại diện Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo và các Cục, Vụ thuộc Bộ LĐ-TB&XH.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Các đại biểu dự hội nghị.

Về phía tỉnh Thanh Hóa, có các đồng chí: Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG; đại diện thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Đoàn ĐBQH tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, lãnh đạo các địa phương; các điển hình trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trong tỉnh.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG phát biểu khai mạc hội nghị.

Đánh giá khách quan, toàn diện CTMTQG giảm nghèo bền vững

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh: CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023 đã tập trung vào giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Nhờ đó, các gia đình hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ để vượt qua khó khăn, cải thiện đời sống và tạo ra các cơ hội để phát triển. Người dân nghèo đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ vốn kinh doanh, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho con em, đặc biệt là giải quyết vấn đề về nhà ở.

Cùng với đó, chương trình đã tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng khó khăn. Kết quả, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm, năm 2023 ước còn 3,49%, bình quân giai đoạn 2022-2023 (theo chuẩn mới giai đoạn 2022-2025) giảm 1,65%/năm, cao hơn so với mục tiêu kế hoạch (giảm bình quân 1,5%/năm).

Vì vậy, theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG, hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị cùng nhìn lại, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng chí đề nghị các đại biểu dự hội nghị, từ thực tiễn công tác, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn, tập trung nghiên cứu, thảo luận, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, đề xuất các giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đồng chí Vũ Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH báo cáo khái quát 2 năm thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư tỉnh Thanh Hóa cao hơn tỷ lệ của cả nước

Báo cáo kết quả thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững tại hội nghị nêu rõ, giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa là 1.640 tỷ 539 triệu đồng. Trong đó, Trung ương đã giao 945 tỷ 033 triệu đồng; còn lại 695 tỷ 506 triệu đồng (thực hiện năm 2024 và 2025) chưa được giao.

Căn cứ vào nguồn vốn của Trung ương, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định phân bổ 100% kế hoạch vốn cho các đơn vị, địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh đã giao vốn chi tiết cho các huyện, các dự án là 915 tỷ 142 triệu đồng, đạt 96,84%; còn lại 29 tỷ 891 triệu đồng chưa giao do chưa phê duyệt được dự án.

Tổng kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 là 685 tỷ 135 triệu đồng. Trong đó, năm 2021 là 37 tỷ 455 triệu đồng; năm 2022 là 132 tỷ 965 triệu đồng; năm 2023 là 514 tỷ 715 triệu đồng. HĐND, UBND tỉnh đã giao 100% kinh phí sự nghiệp Trung ương phân bổ cho các đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện. Dự kiến năm 2024 và 2025 được Trung ương phân bổ 1.302 tỷ 361 triệu đồng.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển được Trung ương phân bổ năm 2022 và năm 2023 lũy kế đến ngày 30-9-2023 khoảng 410 tỷ 102 triệu đồng/945 tỷ 033 triệu đồng (đạt 43,4% so với kế hoạch vốn). Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh cao hơn tỷ lệ giải ngân Chương trình của cả nước (tỷ lệ giải ngân cả nước đạt 36,46%).

Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp được Trung ương phân bổ năm 2021 đến năm 2023 (vốn năm 2022 được kéo dài sang năm 2023) lũy kế đến ngày 25-9-2023 được 138 tỷ 216 triệu đồng/685 tỷ 135 triệu đồng, đạt 20,17%. Trong đó, năm 2021 37 tỷ 455 triệu đồng; năm 2022, 52 tỷ 103 triệu đồng; năm 2023, 48 tỷ 658 triệu đồng...

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các đơn vị, các địa phương và Nhân dân, các hoạt động thuộc Chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh cơ bản đầy đủ; các khó khăn, vướng mắc cơ bản được giải đáp. Cơ chế quản lý, điều hành được đảm bảo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Các dự án sử dụng vốn đầu tư công đã được phê duyệt và giải ngân đảm bảo tiến độ. Một số dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp đã được triển khai thực hiện hỗ trợ đến người nghèo, cận nghèo, người mới thoát nghèo. cấp ủy, chính quyền các địa phương đã lồng ghép các hoạt động của Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... Qua đó, góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo (năm 2022 giảm 1,79%, vượt kế hoạch đề ra 1,5%/năm).

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá Cao Văn Cường tham luận tại hội nghị.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đại diện đồn Biên phòng Pù Nhi (Mường Lát) tham luận tại hội nghị.

Tham luận tại hội nghị, nhiều đại biểu là lãnh đạo các xã, đơn vị cấp huyện, sở ngành đã chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay trong thực hiện phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần giảm nghèo bền vững; tín dụng chính sách giúp người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo; giới thiệu một số mô hình, điển hình trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững... Đồng thời, các đại biểu đã đề xuất những nội dung, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình trong thời gian tới.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại hội nghị.

Khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động vươn lên “thoát nghèo”

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh đánh giá cao những kết quả tỉnh Thanh Hóa đạt được trong thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững, đồng thời nhấn mạnh: Giảm nghèo là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.

Giai đoạn 2021-2025, Trung ương đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực từ CTMTQG giảm nghèo bền vững cho tỉnh Thanh Hóa. Tổng nguồn vốn dự kiến hỗ trợ cho tỉnh là 3.628.035 triệu đồng, chiếm 7,56% tổng số vốn toàn Chương trình. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với Thanh Hóa, bởi áp lực trong việc tổ chức triển khai thực hiện và giải ngân số kinh phí hằng năm là rất lớn.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cơ bản đồng tình với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà tỉnh Thanh Hoá đã đưa ra để phấn đấu thực hiện giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2025, đồng thời lưu ý thêm một số vấn đề.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo thực hiện CTMTQG tỉnh cần quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của Chương trình, nhất là những nội dung có tính chất hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo.

Tập trung lãnh, chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đối ứng thực hiện Chương trình theo quy định tại Quyết định 02/2022/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ (bằng 10% ngân sách Trung ương phân bổ).

Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, thiết yếu phục vụ dân sinh, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa ở địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.

Phát triển các hoạt động sản xuất, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, người nghèo theo chuỗi giá trị, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát huy lợi thế, sản phẩm tiềm năng của địa phương; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của người dân; góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Huy động hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo, tiên phong của cấp ủy; phân công đảng viên, cán bộ tham gia giúp đỡ cộng đồng nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Khơi dậy văn hóa vươn lên, khát vọng sáng tạo trong xã hội; người dân có tinh thần tự lực, tự cường, chủ động vươn lên “thoát nghèo”, xây dựng cuộc sống “ấm no, hạnh phúc”.

Giảm nghèo bằng trách nhiệm, bằng trí tuệ và bằng cả trái tim

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025 phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững thời gian qua; đồng thời biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích được vinh danh khen thưởng tại hội nghị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, điều đó cũng thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Ngay từ những ngày đầu, khi đất nước mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chăm lo cho đời sống Nhân dân. Người khẳng định: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Khắc sâu lời dạy của Người, nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đều xác định phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân là mục tiêu cao quý và thiêng liêng nhất.

Bước vào giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả đạt được của nhiều giai đoạn trước; trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội biến động do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 kéo dài, nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo hết hiệu lực; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, đưa Thanh Hóa trở thành “điểm sáng” của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Đến nay, 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo của tỉnh được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025) của tỉnh giảm còn 4,99%; ước đến hết năm 2023, giảm còn 3,49%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra... Trong điều kiện còn gặp rất nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên thể hiện sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể, của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cũng thẳng thắn chỉ rõ những mặt tồn tại, hạn chế trong triển khai, thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững như: Tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới theo tiêu chí đa chiều còn cao, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình, dự án, chính sách, vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện giảm nghèo hiệu quả chưa cao. Một số dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp từ Chương trình chậm hoặc chưa giải ngân làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Năng lực lãnh đạo, điều hành của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế, chưa linh hoạt, sáng tạo, thiếu quyết liệt trong tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo...

Để hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; việc thực hiện thắng lợi CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, trong thời gian tới các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21-3-2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo; đẩy mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và các kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo, chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thực hiện thành công CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người nghèo và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo; thông tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương, các cơ chế, chính sách của tỉnh, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về thực hiện Chương trình; động viên, khích lệ, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng xã hội; đấu tranh với những biểu hiện không muốn thoát nghèo để được hưởng trợ cấp của Nhà nước.

Phát huy vai trò các già làng, trưởng bản, trưởng họ và những người có uy tín trong cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các lực lượng tại cơ sở, trước hết là MTTQ, các đoàn thể, lực lượng biên phòng, công an, quân sự, giáo viên... trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và từng giai đoạn, làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp. Tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo; phát huy nguồn lực và đóng góp của người dân trong thực hiện các dự án phát triển sản xuất, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, gắn phát triển sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, xem đây là giải pháp trọng tâm để giảm nghèo nhanh và bền vững.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng yêu cầu, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các ban, sở, ngành chức năng, UBND các địa phương quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư các dự án thuộc Chương trình. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện nội dung các hoạt động và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ thực hiện.

Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG các cấp; tăng cường quản lý, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn.

Phát huy vai trò chủ động của cấp ủy, chính quyền cơ sở, cộng đồng dân cư ở thôn, bản trong việc quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch giảm nghèo. Nâng cao vai trò của người dân, cộng đồng dân cư trong việc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Chương trình, làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của Chương trình đến môi trường sinh sống của cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sâu rộng, có hiệu quả phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; kịp thời phát hiện, tôn vinh, khen thưởng, động viên những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp cho công tác giảm nghèo và những gương sáng thoát nghèo điển hình, tiêu biểu trong cộng đồng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện các phong trào, cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Tháng hành động vì người nghèo”,... tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo của tỉnh.

Với tinh thầnGiảm nghèo trong thời gian tới bằng trí tuệ, trách nhiệm và cả trái tim”, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng tin tưởng với truyền thống đoàn kết, tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện thành công CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh giai đoạn 2021-2025; Phạm Thị Thanh Thủy, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2023.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Các đồng chí: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐTHCCTMTQG trao Bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2023.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2023.

Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các hộ gia đình có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2023.

Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh giai đoạn 2021-2025; các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 44 tập thể, 26 cá nhân, 17 hộ gia đình đã có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021- 2023.

Trần Hằng - Minh Hiếu


Trần Hằng - Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]