(Baothanhhoa.vn) - Bước vào mùa mưa bão năm nay, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN & PTDS) địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Mường Lát đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và triển khai các phương án sẵn sàng ứng phó với các sự cố thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Lực lượng quan trọng trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Mường Lát

Bước vào mùa mưa bão năm nay, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN & PTDS) địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Mường Lát đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và triển khai các phương án sẵn sàng ứng phó với các sự cố thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Lực lượng quan trọng trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Mường LátBan CHQS huyện Mường Lát kiểm tra, tập huấn sử dụng phương tiện, thiết bị trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Năm 2022, huyện Mường Lát hứng chịu 6 trận thiên tai, gồm rét đậm, rét hại và mưa lớn cục bộ gây sạt lở đất làm hư hại nhà ở của nhiều hộ dân. Cùng với đó, các tuyến giao thông như đường tỉnh 521E, Quốc lộ 16, đường Vành đai phía Tây Thanh Hóa, đường giao thông liên bản nhiều đoạn bị sạt lở với thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng. Để kịp thời khắc phục hậu quả, Ban CHQS huyện đã huy động lực lượng thường trực và dân quân tự vệ tham gia sơ tán các hộ dân sinh sống ở những điểm có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn. Đồng thời, giúp Nhân dân khôi phục lại sản xuất và nạo vét đất đá thông các tuyến đường giao thông vào những bản bị chia cắt. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, giúp Nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống.

Với phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục hiệu quả” các tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản, tính mạng của Nhà nước và Nhân dân, ngay đầu mùa mưa bão năm nay, Ban CHQS huyện đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Mường Lát thực hiện rà soát, đánh giá sát đúng các khu vực trọng điểm chịu tác động của thiên tai, nhất là sạt lũ quét, lở đất. Qua rà soát, toàn huyện có 52 bản, khu phố thuộc 8 xã, thị trấn nằm trong khu vực trọng điểm có thể xảy ra thiên tai lũ quét, sạt lở đất, với khoảng 882 hộ dân đang sinh sống ở những điểm nguy cơ mất an toàn cao. Trên cơ sở đó, Ban CHQS huyện cùng các đơn vị liên quan đã xây dựng phương án huy động các lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương sơ tán Nhân dân về vị trí an toàn như sân bóng, trường học, nhà văn hóa bản và bằng hình thức xen ghép với các hộ dân trong vùng. Cùng với sơ tán dân, khi có mưa lũ xảy ra, các xã, thị trấn sẽ sử dụng lực lượng, phương tiện sẵn có để cứu người bị nạn và vận chuyển tài sản, các loại gia súc, gia cầm của Nhân dân về nơi an toàn. Khi lũ đi qua, Ban CHQS huyện sẽ khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả, nhất là giúp Nhân dân dựng lại nhà cửa, khôi phục sản xuất, thu gom và xử lý xác động vật chết, rác, đất đá, nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất về vệ sinh môi trường.

Bên cạnh đó, Ban CHQS huyện cũng triển khai kế hoạch chuẩn bị phương tiện, vật chất và thành lập, củng cố, kiện toàn các tổ, đội xung kích phục vụ công tác PCTT, TKCN. Mặt khác, lực lượng tại chỗ cũng được ban CHQS từ huyện đến các xã, thị trấn xây dựng với 3.690 người là cán bộ, viên chức, chiến sĩ công an, dân quân tự vệ, dự bị vận động viên, đoàn viên thanh niên, phụ nữ, nông dân. Lực lượng này là thành viên của các đội xung kích trực tiếp tham gia công tác phòng chống thiên tai và công tác sơ tán người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân ra khỏi những địa điểm xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Đi liền với việc chủ động phương án PCTT, TKCN, ngay từ đầu mùa mưa bão, Ban CHQS huyện còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao kiến thức khí tượng thủy văn, kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó với sự cố và thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Đặc biệt là tiếp tục cùng các cấp, các ngành triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biên giới, vùng biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”.

Từ việc thường xuyên phải hứng chịu những cơn “thịnh nộ” của thiên nhiên mỗi mùa mưa bão đến nên công tác chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần, đặc biệt là phương án sẵn sàng ứng phó, PCTT, TKCN hằng năm luôn được Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, chu đáo sát thực tiễn. Bởi vậy, công tác PCTT, TKCN của huyện Mường Lát đã phát huy trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Nhờ đó đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân khi có sự cố thiên tai xảy ra, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]