(Baothanhhoa.vn) - Chưa từng được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm nhưng mỗi mùa huấn luyện tân binh, nhiều cán bộ trung đội, đại đội lại say sưa, miệt mài bên trang giáo án, mô hình, học cụ với những bài giảng, những buổi huấn luyện vất vả trên thao trường. Trong cuộc sống quân ngũ hằng ngày, họ cũng chính là “những người thầy” của các chiến sĩ mới.

Đi để trưởng thành (Bài 3): Chuyện về những người quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới

Chưa từng được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm nhưng mỗi mùa huấn luyện tân binh, nhiều cán bộ trung đội, đại đội lại say sưa, miệt mài bên trang giáo án, mô hình, học cụ với những bài giảng, những buổi huấn luyện vất vả trên thao trường. Trong cuộc sống quân ngũ hằng ngày, họ cũng chính là “những người thầy” của các chiến sĩ mới.

Đi để trưởng thành (Bài 3): Chuyện về những người quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới

Cán bộ trung đội hướng dẫn chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 762, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kỹ thuật gấp chăn, màn theo đúng quy định.

Thiếu úy Lê Văn Dương, Trung đội trưởng Trung đội 5, Đại đội 2, Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 762 (Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa) là một trong số những sĩ quan trẻ tuổi nhất của đơn vị nhưng đã có kinh nghiệm 2 năm đảm nhận công việc huấn luyện chiến sĩ mới. Ban đầu, khi được cấp trên tin tưởng, phân công nhiệm vụ, Thiếu úy Lê Văn Dương không khỏi băn khoăn, cho biết: “Quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới là nhiệm vụ quan trọng, không thể chỉ thực hiện bằng mệnh lệnh mà cần phải kết hợp nhiều biện pháp nghiệp vụ, linh hoạt, khéo léo trong xử lý các tình huống. Điều quan trọng là phải đồng hành, khơi dậy ý chí, nghị lực, quyết tâm, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác trong mỗi chiến sĩ mới để từ đó các em hoàn thành tốt chương trình huấn luyện”.

Với tinh thần, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bên cạnh việc chủ động, thường xuyên học hỏi, trao đổi với đồng đội, cấp trên, Thiếu úy Lê Văn Dương đặc biệt chú trọng công tác chuẩn bị, thục luyện giáo án, mô hình, học cụ.

Trong quá trình quản lý, huấn luyện, hiểu được tâm lý e dè, ngại ngùng, bỡ ngỡ của các chiến sĩ mới khi bước đầu làm quen với môi trường quân đội. Những người quản lý, huấn luyện ngoài tác phong nghiêm túc, kỷ luật, còn là những người anh luôn quan tâm, gần gũi, tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng cho các chiến sĩ. Ngoài giờ huấn luyện, Thiếu úy Lê Văn Dương lại dành thời gian trò chuyện, giao lưu cùng các em, nhằm hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của từng chiến sĩ, từ đó kịp thời động viên, giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ.

Đó cũng chính là kinh nghiệm quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới của Đại úy Nguyễn Huy Hưng, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 40, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa. Đại úy Nguyễn Huy Hưng cho biết: “Quá trình huấn luyện phải tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ nhận thức của chiến sĩ mới không đồng đều nên trong cách thức truyền đạt phải linh hoạt, sinh động, hấp dẫn. Đối với các trường hợp yếu hơn thì người huấn luyện phải kiên trì, tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ. Việc tổ chức huấn luyện phải bảo đảm an toàn, sức khỏe cho cán bộ và chiến sĩ mới”.

Tốt nghiệp trường Sỹ quan lục quân 1, trải qua nhiều vị trí công tác, đến nay Đại úy Nguyễn Huy Hưng đã có kinh nghiệm gần 12 năm quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới. Tuy nhiên, mỗi một mùa huấn luyện luôn để lại trong anh những cảm xúc, tâm tư riêng. Có nhiều gương mặt, câu chuyện của chiến sĩ trong quá trình quản lý, huấn luyện mà anh vẫn luôn ghi dấu trong lòng.

Năm 2013, khi còn đảm nhận nhiệm vụ quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới tại Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên, trong quá trình thâm nhập hoàn cảnh tân binh, anh biết về hoàn cảnh của hai anh em ruột Hoàng Đức Anh (SN 1997) và Hoàng Đức Sơn (SN 1999). Tiếp bước anh trai của mình, mặc dù điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, hai anh em cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, quyết tâm cống hiến sức trẻ phục vụ Tổ quốc, Nhân dân. Trong quá trình thực hiện huấn luyện trong quân ngũ, cả hai đều thể hiện rõ ý chí, nghị lực cố gắng rèn luyện. Là người trực tiếp huấn luyện, Đại úy Nguyễn Huy Hưng luôn quan tâm, tạo điều kiện để hai anh em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quân ngũ; đồng thời đề xuất để cả hai được đi học lớp đào tạo tiểu đội trưởng tại Trường Quân sự Quân đoàn 2. Từ bước đệm ấy, hai em càng thêm quyết tâm, vững tin vào con đường phía trước, động viên nhau rèn luyện, học tập. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hai em đăng kí dự thi và trúng tuyển vào Học viên Phòng không - Không quân.

Đi để trưởng thành (Bài 3): Chuyện về những người quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới

Cán bộ Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động huấn luyện chiến sĩ mới nội dung điều lệnh đội ngũ.

Với Thiếu tá Nguyễn Quốc Huy, Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội Huấn luyện, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa, năm nay là năm thứ 3 anh đảm nhận nhiệm vụ quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới. Là cán bộ quản lý trực tiếp trung đội, Thiếu tá Nguyễn Quốc Huy bao giờ cũng nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, chuẩn mực theo đúng phương châm: “Hành động của người cán bộ là mệnh lệnh không lời với người chiến sĩ”. Đặc biệt, trong việc quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới thì công tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng. Đó là căn cứ để nhìn thấy quá trình trưởng thành của từng chiến sĩ, đồng thời điều chỉnh lại phương pháp, cách thức huấn luyện cho phù hợp.

Thiếu tá Bùi Văn Danh, Đại đội trưởng Đại đội Huấn luyện, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động ấn tượng với các chiến sĩ mới bởi sự nghiêm túc, nhiệt tình. Ngoài thời gian huấn luyện, Thiếu tá Bùi Văn Danh dành thời gian quan tâm, hỏi han, gần gũi, động viên các chiến sĩ mới. Anh tâm sự: “Chúng tôi hiểu hơn ai hết những băn khoăn, trăn trở của các chiến sĩ mới thời gian đầu vào quân ngũ bởi chúng tôi cũng đã từng trải qua. Bởi vậy, trong công tác quản lý, huấn luyện, chúng tôi luôn chú trọng việc kết hợp linh hoạt, khéo léo giữa nhiều phương pháp, cách thức khác nhau. Ngay từ khâu ổn định tổ chức, biên chế quân số phù hợp, hài hòa giữa các vùng, miền, địa phương. Triển khai cho các cấp trung đội, tiểu đội nắm bắt, định hướng tư tưởng để chiến sĩ mới hiểu, nhận thức đúng đắn về yêu cầu, trách nhiệm, từ đó yên tâm, tự giác thực hiện theo đúng nề nếp, quy định, đảm bảo chất lượng huấn luyện".

Với những người đảm nhận công tác quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới, chẳng có món quà nào ý nghĩa hơn là được nhìn thấy các lớp chiến sĩ kế cận ngày càng trưởng thành trong môi trường quân ngũ, có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong tương lai. Đó là động lực để những người làm công tác quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới thêm tâm huyết, tự hào, hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả này.

Hoàng Linh

Tin liên quan:

Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]