Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
Số liệu hải quan cho thấy trao đổi thương mại của Trung Quốc với các quốc gia thành viên BRICS khác đạt 648 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị cấp cao BRICS mở rộng ở Kazan, Nga ngày 24/10/2024. (Ảnh: ANI/TTXVN)
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng trở nên chặt chẽ và Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác BRICS cùng có lợi.
Sau khi mở rộng vào năm ngoái, nhóm BRICS hiện chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, gần một nửa dân số thế giới và 1/5 thương mại toàn cầu. Nhóm đã trở thành nền tảng quan trọng nhất trên thế giới cho sự đoàn kết và hợp tác giữa các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 16 diễn ra trong các ngày 22-24/10 tại Kazan, Nga, đã thu hút sự chú ý của toàn cầu và được cho là sẽ mang lại những cơ hội hợp tác kinh tế và thương mại mới giữa Trung Quốc và các quốc gia BRICS khác.
Số liệu hải quan cho thấy trao đổi thương mại của Trung Quốc với các quốc gia thành viên BRICS khác đạt 4.620 tỷ nhân dân tệ (648 tỷ USD) từ tháng 1-9/2024, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) là dự án hàng đầu trong hợp tác BRICS. Là ngân hàng phát triển đa phương đầu tiên được thành lập bởi các nền kinh tế mới nổi, tổ chức có trụ sở tại Thượng Hải này cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng mạng trên khắp các quốc gia BRICS.
Tài trợ cho một loạt dự án từ đường sắt đô thị của Ấn Độ đến các tổ hợp năng lượng gió của Brazil, NDB đã phê duyệt tổng cộng các khoản vay trị giá 35 tỷ USD cho hơn 100 dự án cho đến nay.
Dựa trên cam kết đối với chủ nghĩa đa phương, BRICS đã thực hiện các bước đi thiết thực để khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế và thương mại cũng như tạo ra các lĩnh vực tăng trưởng mới. Những giải pháp này bao gồm việc phối hợp chính sách và các sáng kiến chung nhằm tăng cường cơ hội thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại thương BRICS lần thứ 14 diễn ra tại Moskva, Nga vào tháng 7/2024, các bên tham gia đã nhất trí thúc đẩy trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như chuỗi giá trị toàn cầu, công nghệ kỹ thuật số và đặc khu kinh tế, hợp tác về tiêu chuẩn sản phẩm xanh, chứng từ điện tử và thương mại điện tử, đồng thời tăng cường trao đổi chính sách.
Theo Tuyên bố Kazan được thông qua tại Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 16, lãnh đạo các quốc gia thuộc nhóm nhận định các trung tâm có vai trò quyết định chính sách và tăng trưởng kinh tế mới đang nổi lên toàn cầu.
Theo các nhà lãnh đạo, xu hướng này mở đường cho một trật tự thế giới đa cực công bằng, chính đáng, dân chủ và cân bằng hơn, đồng thời mang lại nhiều cơ hội hơn cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển được hưởng lợi từ toàn cầu hóa kinh tế có lợi và toàn diện.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các quốc gia thuộc nhóm BRICS bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp đối với nền kinh tế thế giới và thương mại quốc tế, cũng như đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong Tuyên bố Kazan, các nước BRICS đã kêu gọi cải cách hệ thống tiền tệ Bretton Woods (sử dụng đồng USD làm thước đo) nhằm tăng cường sự đại diện của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Ngoài ra, các nước thành viên nhóm BRICS đã nhất trí hỗ trợ NDB trong việc thực hiện chiến lược chung cho giai đoạn 2022-2026 và mở rộng tài trợ bằng đồng nội tệ.
Theo tuyên bố, các nước BRICS cũng được khuyến khích tăng cường hợp tác tài chính và thúc đẩy các hình thức thanh toán bằng tiền tệ địa phương./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-24 18:29:00
Liên minh châu Âu và Iran nối lại đàm phán hạt nhân vào cuối tháng
-
2024-11-24 16:37:00
Chiến sự Nga-Ukraine: Diễn biến chính ngày 24/11
-
2024-10-25 07:28:00
Singapore là nước đầu tiên triển khai xuất nhập cảnh không cần hộ chiếu
Hệ thống cảnh báo sóng thần đang giúp cứu sống nhiều người
IMF: Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Thượng viện Nga thông qua tuyên bố phản đối việc cấm vận Cuba
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khẳng định ưu tiên mở rộng EU
Mỹ-Hàn khởi động cuộc tập trận chung trên không quy mô lớn
Malaysia trở thành quốc gia đối tác chính thức của BRICS
Vụ lộ tài liệu mật về kế hoạch Israel tấn công Iran: Khả năng do nguồn nội bộ Mỹ
Chiến sự Trung Đông: Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kêu gọi Israel “nắm bắt cơ hội” cho lệnh ngừng bắn ở Gaza
Chính phủ Đức mong muốn nâng cấp quan hệ song phương với Ấn Độ