Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Bá Thước lần thứ IV
Sáng 25/6, UBND huyện Bá Thước tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV - năm 2024. Dự đại hội có đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành cấp tỉnh, một số huyện trong tỉnh và các huyện Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy trao lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh chúc mừng Đại hội.
Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu dự đại hội.
Giai đoạn 2021-2025, cùng với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ III, huyện Bá Thước đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hăng hái thi đua và đã đạt được những thành quả quan trọng.
Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Các ngành chức năng đã chủ động rà soát, bổ sung nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, huy động nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho phát triển nhanh vững chắc, nâng cao mức sống của đồng bào DTTS.
Các đại biểu dự đại hội.
Đại biểu huyện Tân Lạc, Mai Châu và Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình dự đại hội.
Tiết mục văn nghệ chào mừng đại hội
5 năm qua, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, 1.520 hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ làm nhà ở, với tổng kinh phí 66,88 tỷ đồng. Các dự án bố trí, sắp xếp dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai được triển khai với tổng mức đầu tư 42,477 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 giảm còn 17,58%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 20%.
Huy động vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội của huyện giai đoạn 2021-2023 ước đạt 5.000 tỷ đồng. Hết năm 2023, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 82 thôn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 3,85%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 31,9 triệu đồng.
Toàn cảnh đại hội.
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, tại Đại hội các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đề xuất giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... góp phần nâng cao chất lượng công tác dân tộc giai đoạn 2024-2029.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh phát biểu tại đại hội.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Bá Thước đã đạt được trong những năm qua; đồng thời nêu những mặt hạn chế, tồn tại cần phải tập trung khắc phục.
Theo đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, mặc dù kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS của huyện đã có bước phát triển đáng kể, song còn thiếu bền vững. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, bất cập. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn ở mức cao. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp...
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh đề nghị trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào các dân tộc huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, về giảm nghèo bền vững và về xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Huyện cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp làm nền tảng, phát huy thế mạnh của địa phương, phù hợp với văn hoá, tập quán từng dân tộc. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo đột phá tăng trưởng và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc. Đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Tiếp tục quan tâm chăm lo, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là đồng bào DTTS; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trước mắt, huyện cần tập trung tổ chức triển khai sâu rộng, hiệu quả Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025 theo Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đồng thời kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh; xây dựng thế trận lòng dân và an ninh Nhân dân, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc tại cơ sở. Tiếp tục tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS trong sạch, vững mạnh.
Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, sử dụng cán bộ người DTTS; quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vùng đồng bào DTTS năng động, sáng tạo, tận tâm, tận lực vì sự nghiệp phát triển của quê hương; đẩy mạnh phát triển đảng viên, nhất là đảng viên trong đồng bào DTTS làm hạt nhân nòng cốt xây dựng các phong trào ở các thôn, bản, làng.
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị MTTQ và các đoàn thể Nhân dân tiếp tục đổi mới phương thức tập hợp, vận động, đoàn kết các dân tộc; phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng, các lực lượng tại cơ sở, động viên đồng bào phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần chủ động để vươn lên trong cuộc sống.
Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, chung sức đồng lòng của các dân tộc anh em, Đảng bộ, Nhân dân và đồng bào các DTTS huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra, đưa Bá Thước thoát khỏi huyện nghèo và trở thành huyện khá ở khu vực miền núi của tỉnh vào năm 2025.
Bí thư Huyện uỷ Bá Thước Phạm Đình Minh phát biểu tại đại hội.
Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Bá Thước Bùi Thị Hoa đọc quyết tâm thư của đại hội.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước đã tặng Giấy khen cho 126 cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các DTTS giai đoạn 2019-2024.
Tiến Đông
{name} - {time}
-
2024-12-15 12:53:00
Từ “khoảng lặng” cuối năm
-
2024-12-15 12:28:00
Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa có chủ nhiệm mới
-
2024-06-25 10:40:00
Quan Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 25/6/2024
Hôm nay, Quốc hội thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 25/6
Điểm nóng 25/6: Cảnh báo nghiêm trọng, nam giới đang là đối tượng bị mua bán ngày càng nhiều
Triển khai có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; công tác biên giới và thương mại biên giới
[Bản tin 18h] Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 3 cả nước
TP Thanh Hóa: Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU
Thanh Hóa dự báo mưa lớn kéo dài trong những ngày tới
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi với tỷ lệ tán thành 94,25%