(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư phát triển hệ thống phân phối, cung cấp hàng hóa cho người dân.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa theo hướng bền vững

Trong thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư phát triển hệ thống phân phối, cung cấp hàng hóa cho người dân.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa theo hướng bền vữngChuỗi cửa hàng Winmart+ phân phối hàng hóa tại phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa).

Được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của địa phương, Công ty TNHH Lan Chi Business Hà Nam đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 4 siêu thị The City, với diện tích 5.000m2/siêu thị tại các huyện Hoằng Hóa, Yên Định, Triệu Sơn và Thiệu Hóa. Các siêu thị được đầu tư xây dựng đã góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng thương mại, thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ của các huyện. Chị Ngô Thị Hà, xã Minh Tâm (Thiệu Hóa), cho biết: Việc Siêu thị The City Thiệu Hóa đi vào hoạt động đã mang đến cho người dân trên địa bàn dịch vụ mua sắm tiện ích với nhiều mặt hàng thiết yếu, giá cả ổn định.

Theo thống kê của Sở Công Thương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 trung tâm thương mại, 36 siêu thị và hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại, thị trường phân phối hàng hóa đang dần phủ khắp các thôn, bản trên địa bàn. Sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hóa đã tạo sự chuyển biến tích cực cho thị trường bán lẻ trên địa bàn tỉnh, với mức tăng trưởng lưu chuyển hàng hóa tăng trung bình từ 14 - 16%/năm. Phần lớn các trung tâm thương mại, siêu thị của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh được đầu tư xây dựng tập trung dọc các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và các trục đường phố trung tâm của TP Thanh Hóa và trung tâm các huyện. Ngoài ra, hệ thống chợ truyền thống được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, góp phần quan trọng trong hệ thống phân phối, là kênh chủ lực tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp, siêu thị bán lẻ đã chuyển đổi hình thức quản lý, phân phối hàng hóa thông qua các website, mạng xã hội facebook, zalo hay các sàn thương mại điện tử... Xu hướng này đang dần trở thành thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, từng bước hướng tới nền thương mại hiện đại. Để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Cùng với đó là ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... Tạo điều kiện về đất đai, thủ tục hành chính để thu hút các dự án đầu tư phát triển thương mại, phân phối, cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất của Nhân dân.

Hiện tỉnh ta đang tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động thương mại, phân phối, bán buôn và bán lẻ. Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, gia tăng thị phần phân phối hàng hóa và đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn có vốn đầu tư nước ngoài. Ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới các siêu thị bán buôn và bán lẻ, các trung tâm thương mại, trung tâm phân phối, sàn giao dịch, chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi... Đa dạng hóa các phương thức phân phối, phát triển nhanh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến; từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích thương nhân sử dụng website thương mại điện tử để cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]