(Baothanhhoa.vn) - Báo Thanh Hóa tổ chức đối thoại trực tuyến với chủ đề “Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng” với sự tham gia của Trung tá Nguyễn Xuân Toán, Phó Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Báo Thanh Hóa tổ chức đối thoại trực tuyến với chủ đề “Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng” với sự tham gia của Trung tá Nguyễn Xuân Toán, Phó Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển bùng nổ của không gian mạng đã giúp cho con người dễ dàng giao lưu, kết nối với nhau hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là sự xuất hiện một loại tội phạm mới - Tội phạm công nghệ cao. Để làm rõ vấn đề này, Báo Thanh Hóa tổ chức chương trình đối thoại trực tuyến với sự tham gia của Trung tá Nguyễn Xuân Toán, Phó Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa.

PV: Thưa đồng chí , xin đồng chí cho biết thực trạng về tội phạm công nghệ cao - Hình thức, thủ đoạn của các loại tội phạm thông qua không gian mạng hiện nay diễn ra như thế nào?

Trung tá Nguyễn Xuân Toán: Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ hiện nay, các loại tội phạm hình sự đã nhanh chóng tiếp cận để sử dụng công nghệ vào thay đổi phương thức hoạt động làm phát sinh nhiều loại tội phạm và thủ đoạn mới trên không gian mạng. Qua thực tiễn công tác, chúng tôi rút ra một số hình thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội phổ biến hiện nay như sau:

Tội phạm truyền thống lợi dụng không gian mạng để phạm tội như: Tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới các hình thức cá độ thể thao, lô đề online; game bài đổi thưởng; tội phạm liên quan tín dụng đen (vay online không thế chấp…); tội phạm lừa đảo CĐTS (Giả danh Công an, Viện kiểm sát thông báo bị hại liên quan vụ án đang điều tra và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng để chiếm đoạt; giả danh người nước ngoài kết bạn là quen trên mạng xã hội với bị hại sau đó đưa ra thông tin gửi quà giá trị rồi câu kết một số đối tượng giả danh nhân viên hải quan, thuế… yêu cầu chuyển phí để chiếm đoạt; hack tài khoản Facebook giả là người thân yêu cầu gửi tiền, vay tiền… sau đó chiếm đoạt; thủ đoạn huy động đầu tư tiền ảo để chiếm đoạt…); tội phạm liên quan tuyên truyền văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, mua bán hóa đơn, trốn thuế, mua bán ma túy, mua bán dâm…

Tội phạm phi truyền thống:

- Sử dụng mạng máy tính mạng internet để chiếm đoạt tài sản dưới các thủ đoạn mở sàn đầu tư tài chính, sàn thương mại điện tử, đưa ra các mức lợi nhuận hấp dẫn, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tiền ảo, thu hút người tham gia bằng mô hình tiền thưởng của đa cấp sau đó điều chỉnh kết quả đầu tư, để chiếm đoạt tiền đầu tư của nhà đầu tư.

- Truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu nhằm phá hoại, sửa đổi dữ liệu, trộm cắp dữ liệu và thay đổi giao diện.

- Phát tán virus, phần mềm gián điệp xâm nhập trái phép vào tài khoản mạng xã hội, mạo danh chủ nick với các mục đích khác nhau như chính trị, gián điệp kinh tế hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tống tiền, đe dọa, quấy rối, khủng bố…

- Tội phạm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng: Bằng các thủ đoạn như Skimming (dùng máy cà thẻ ghi trộm dãy số trên thẻ); Sử dụng phần mềm gián điệp để lấy thông tin gõ từ bàn phím; Truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng; Tạo ra một trang web bán hàng giả; Thu thập, mua bán thông tin thẻ tín dụng trên một số diễn đàn của hacker.

Nhóm vi phạm quy định về an toàn thông tin, làm lộ bí mật nhà nước: Hiện nay loại này diễn ra phức tạp chủ yếu do hoạt động thu thập thông tin có chủ đích của nhiều lực lượng với nhiều hình thúc khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân vẫn từ việc cán bộ, công nhân viên nhà nước thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin, thiếu ý thức bảo mật và nhiều khi không nắm được danh mục các tài liệu mật do đó dẫn đến việc sử dụng, cung cấp thông tin không đúng trên mạng internet...

PV: Thực trạng này t rên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào, thưa đồng chí?

Trung tá Nguyễn Xuân Toán: Năm 2020, tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn xảy ra 179 vụ, thiệt hại trên 30 tỷ đồng, trong đó, Đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra 65 vụ; đặc biệt Lừa đảo CĐTS trên mạng xảy ra 118 vụ, chiếm 66%, thiệt hại trên 28 tỷ đồng;

Tình hình tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc, diễn ra phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau như cá độ thể thao, game đổi thưởng... số lượng con bạc tham gia lên đến hàng nghìn người với số tiền đánh bạc ước tính hàng nghìn tỷ VNĐ.

Tội phạm lừa đảo sử dụng không gian mạng xảy ra thường xuyên và phổ biến với phương thức, thủ đoạn chủ yếu như: Lừa đảo giả danh người nước ngoài nhắn tin làm quen và gửi quà tặng về Việt Nam, sau đó giả danh nhân viên sân bay, nhân viên thuế…để yêu cầu bị hại chuyển tiền nộp phí, nộp phạt để chiếm đoạt tài sản; Các đối tượng giả danh cơ quan thực thi pháp luật như Công an, Viện Kiểm sát, Toà án gọi điện yêu cầu người dân nộp tiền vào tài khoản để kiểm tra sau đó chiếm đoạt; Lừa đảo qua hình thức nhắn tin trúng thưởng; các đối tượng chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người dùng, sau đó nhắn tin lừa đảo mọi người trong danh sách bạn bè của nạn nhân; Lừa đảo qua hoạt động trao đổi, mua bán qua mạng; tội phạm lợi dụng giao dịch tiền ảo để lập ra các website kêu gọi đầu tư, lừa đảo chiếm đoạt …

Tội phạm truyền bá, phát tán ấn phẩm đồi truỵ, khiêu dâm trên không gian mạng: Tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, môi giới mại dâm, xâm phạm tình dục trẻ em trên mạng gia tăng. Các đối tượng lập các website chứa các phim ảnh có nội dung đồi trụy nhằm thu hút nhiều lượt xem để kiếm tiền từ quảng cáo; lập ra các website, diễn đàn gái gọi nhằm thu lợi từ việc đăng ký các thành viên, nâng cấp tài khoản VIP, tiền từ hoạt động quảng cáo.

Tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng buôn bán hàng cấm, hàng lậu, ma tuý, dược phẩm: Tội phạm sử dụng không gian mạng mua bán, vũ khí vật liệu nổ có xu hướng gia tăng đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo. Các sản phẩm chủ yếu như súng quân dụng, đạn, súng điện, súng bắn đạn cao su, dùi cui điện, bình xịt hơi cay... Để phục vụ các loại đối tượng khách hàng, nhiều đối tượng đã lập đường dây nhập lậu nhiều loại súng hơi, súng bắn gas, CO2, các loại công cụ hỗ trợ… có giá thành từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Các loại hàng hóa này chủ yếu được nhập lậu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và một số nước khác.

Tình hình lợi dụng bản quyền phần mềm, phim số, nhạc số, chương trình truyền hình, quyền tác giá, tác phẩm để tuyên truyền chống phá nhà nước và thu lợi, có nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Ngoài ra còn một số hành vi phổ biến hiện nay như cho vay lãi nặng (hình thức cho vay ngang hàng “peer to peer” qua các ứng dụng), tội phạm về ma túy, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, đe doạ trả thù và làm mất uy tín tổ chức, cá nhân; truyền bá văn hoá phẩm phản động…

PV: H iện nay các đối tượng tập trung vào nhóm nạn nhân nào ? hậu quả khi các nạn nhân khi bị “sập bẫy”?

Trung tá Nguyễn Xuân Toán: Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho thấy, bị hại của loại tội phạm này rất đa dạng cả về giới tính, lứa tuổi, thành phần xã hội, trình độ và vùng miền sinh sống, công tác…

Đối loại tội phạm Lừa đảo tài chính qua các sàn giao dịch tài chính, sàn thương mại điện tử thì đối tượng tập trung vào nhóm bị hại đang khởi nghiệp như thanh niên, buôn bán nhỏ, các đối tượng là công nhân viên thị trường, các đối tượng kinh doanh online, gần đây chúng nhằm vào cán bộ công chức.... bị hại công việc và thu nhập không ổn định ... lứa tuỏi từ 18 – 35

Đối với các hình thức lừa đảo giả danh cơ quan công an, VKS: các đối tượng nhằm vào là người trung tuổi, người kinh doanh, nhiều bị hại làm trong các cơ quan, tổ chức...

Đối với lừa chuyển quà từ nước ngoài: chủ yếu là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trong hôn nhân rạn nứt; người tham gia mạng xã hội thiếu hiểu biết nhưng có lòng tham, đang kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu về vốn kinh doanh....

Lừa hack mạng xã hội là đối tượng sử dụng nhiều mạng xã hội nhưng thiếu kiến thức về bảo mật thông tin....

PV: Trước thực trạng đó, thời gian qua, Công an tỉnh đề ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các tội phạm này như thế nào ?

Trả lời: Trong thời gian qua, công an Thanh hóa đã triển khai thực hiện quyết liệt một số giải pháp sau đây:

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

Tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả tác hại trên truyền hình, hệ thống phát thanh, mạng xã hội, báo chí…

Dán, phát cảnh báo thủ đoạn hoạt động lừa đảo trên không gian mạng đến từng hộ dân, ngân hàng, bưu điện, nơi công cộng

Phối hợp với Hội phụ nữ, Thanh niên, các ban ngành tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư; Phối hợp nhà trường đưa nội dung này vào sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh đẻ các em nâng cao nhận thức phòng tránh.

Công tác phát hiện, xử lý tội phạm lừa đảo trên không gian mạng: Giám đốc công an tỉnh đã tập trung chỉ đạo, Tăng cường lực lượng, phương tiện PCTP công nghệ cao; sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên biệt để kịp thời phát hiện cũng như tiếp nhận giải quyết tốt nguồn tin báo tố giác tội phạm

Các vụ án liên quan tội phạm CNC đều được nhanh chóng điều tra, phối hợp tốt với VKS, TA sớm đưa ra xét xử nghiêm minh nhằm răn đe tội phạm.

Bố trí, sắp xếp cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, trang bị công cụ, phương tiện, máy móc kỹ thuật; Tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trong và ngoài ngành đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay.

PV: Theo nhận định của đồng chí có khả năng xuất hiện những thủ đoạn, hành vi lừa đảo mới nào?

Trung tá Nguyễn Xuân Toán: Dự báo trong thời gian tới tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức, thủ đoạn lập các trang Website kêu gọi đầu tư tài chính tiền ảo để chiếm đoạt sẽ xảy ra nhiều.

PV: Ngoài những kế hoạch, giải pháp của Công an tỉnh, đồng chí có thể khuyến cáo để người dân đề phòng, cảnh giác? Khi người dân phát hiện được những thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng thì báo tin cho cơ quan, đơn vị nào, thưa đồng chí ?

Trung tá Nguyễn Xuân Toán: : Người dân cần thường xuyên cập nhật các thông tin về tội phạm đã được cơ quan công an, cơ quan truyền thông đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình, trên mạng xã hội…, nhất là thủ đoạn hoạt động phạm tội để tự phòng tránh.

Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai khi chưa xác thực.

Không chuyển tiền khi chưa kiểm tra, xác minh, chưa biết rõ người nhận là ai.

Tất cả các trang Website đầu tư tài chính là bất hợp pháp, pháp luật Việt nam chưa công nhận tiền ảo, không có hoạt động đầu tư nào không có hàng hóa, không có sản phẩm mà mang lai lợi nhuận cao, đó là thủ đoạn lừa đảo đánh vào lòng tham và thiếu hiểu biết.

Người dân khi có thông tin về tội phạm thì báo đến cơ quan công an nơi gần nhất hoặc điện báo đường dây nóng CA tỉnh: 02373. 725.725 hoặc trực ban phòng Cảnh sát hình sự: 02373.858.252 để được giải quyết.

Xin cảm ơn đồng chí!

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]