Những năm qua, Công an huyện Bá Thước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép cho cán bộ và Nhân dân. Từ đó, nhận thức của người dân trong bảo vệ động vật hoang dã được nâng cao, tạo môi trường an toàn cho các loài động vật phục hồi, phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công an huyện Bá Thước: Tuyên truyền cho cán bộ, Nhân dân không săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

Những năm qua, Công an huyện Bá Thước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép cho cán bộ và Nhân dân. Từ đó, nhận thức của người dân trong bảo vệ động vật hoang dã được nâng cao, tạo môi trường an toàn cho các loài động vật phục hồi, phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn.

Công an huyện Bá Thước: Tuyên truyền cho cán bộ, Nhân dân không săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

Người dân tự giác giao nộp 2 cá thể khỉ cho cơ quan chức năng.

Huyện Bá Thước có hơn 53.330 ha rừng, trong đó có 38.492 ha rừng tự nhiên. Đây là huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh, được đánh giá còn giàu về trữ lượng, đa dạng về thành phần, nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển, săn bắt trái phép, tạo môi trường sống an toàn cho các loài động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học. Công an huyện Bá Thước thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong bảo vệ các loài động vật hoang dã, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không săn bắt, mua bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép, giao nộp vũ khí săn bắn động vật.

Chúng tôi có mặt tại xã Lũng Cao, một trong những xã nhiều năm qua thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, không săn bắn và nuôi nhốt động vật hoang dã. Thiếu tá Trương Văn Chương, Trưởng Công an xã Lũng Cao, cho biết: Xã Lũng Cao nằm trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, có hệ động vật rừng đa dạng. Để ngăn chặn việc săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, công an xã đã tham mưu cho UBND xã thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng vừa làm nhiệm vụ giữ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, vừa tuần tra, ngăn chặn săn bắt động vật. Việc đấu tranh, ngăn chặn hành vi săn bắt, mua bán động vật hoang dã được cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng công an, kiểm lâm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên. Yêu cầu cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn không săn bắt, sử dụng thịt động vật hoang dã làm thực phẩm. Ngoài ra, công an xã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về các quy định mới của Luật Lâm nghiệp; phối hợp với đài truyền thanh xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng thời lượng phát sóng, đăng tin bài, phát tờ rơi tới người dân các thôn, bản. Tăng cường quản lý và kiểm soát hoạt động nuôi nhốt, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã. Phổ biến những nguy hại của các loại dịch bệnh từ động vật hoang dã tới sức khỏe con người.

Trước đây, tình trạng người dân trên địa bàn xã Văn Nho dùng súng tự chế để săn bắt trái phép các loại động vật rừng, thì hiện nay hầu như đã chấm dứt. Kết quả trên là nhờ lực lượng công an xã, các khối đoàn thể, kiểm lâm viên đã kiên trì tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân. Thiếu tá Hà Văn Ninh, Trưởng Công an xã Văn Nho, cho biết: Để thay đổi nhận thức của người dân, việc quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật trong bảo vệ động vật hoang dã. Trong đó, tập trung vào nội dung các luật, như: Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đa dạng sinh học sửa đổi, bổ sung năm 2018 cùng các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của tỉnh, của huyện. Những người sau khi được tuyên truyền mà vẫn vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Do làm tốt công tác tuyên truyền, nên từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn xã không xảy tình trạng mua bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép. Qua công tác tuyên truyền, vận động, nhiều người dân tại địa phương đã tự giác mang đến công an xã giao nộp 14 khẩu súng (7 súng kíp, 7 súng hơi cồn, 2 xung kích điện và động vật hoang dã). Điển hình là ngày 28–1, tổ công tác công an xã đi tuần tra bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, phát hiện hộ gia đình anh Vi Văn Quyên, ở thôn Xà Luốc đang nuôi nhốt 2 cá thể khỉ (do anh đi làm nương, rẫy thấy 2 cá thể bị dính bẫy kẹp bị thương nên đã mang về nuôi dưỡng, chăm sóc, lúc này tình trạng sức khỏe 2 cá thể khỉ đã bình thường trở lại). Tổ công tác đã vận động gia đình giao nộp 2 cá thể khỉ thuộc danh sách động vật hoang dã quý hiếm (1 cá thể mặt màu đỏ, lông màu vàng bị cụt chi trước bên trái, 1 cá thể mặt màu trắng, lông màu xám tro, đỉnh đầu lông màu đen). Ngay ngày hôm sau, gia đình anh Quyên đã tự giác mang 2 cá thể khỉ lên công an xã bàn giao cho cơ quan chức năng để thả về với tự nhiên.

Thượng tá Ngân Tiến Hiệp, Trưởng Công an huyện Bá Thước, cho biết: Động vật hoang dã là thành phần quan trọng, tạo nên sự đa dạng sinh học của mỗi cánh rừng mà các ban, ngành, đoàn thể trong huyện luôn quan tâm bảo vệ, giữ gìn. Vì vậy, những năm qua, Công an huyện luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không nuôi nhốt, bảo vệ động vật hoang dã, thu hồi vũ khí, các công cụ săn bắt động vật hoang dã. Công an huyện thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cán bộ, đảng viên và người dân về các quy định liên quan về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã; tổ chức ký cam kết với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh, buôn bán trong lĩnh vực lâm sản, động vật không kinh doanh, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép. Vận động Nhân dân giao nộp súng săn, súng tự chế để vừa phòng ngừa tội phạm, vừa loại trừ công cụ dùng để săn bắn động vật hoang dã. 6 tháng đầu năm 2022, Công an huyện đã vận động Nhân dân giao nộp 112 súng săn, súng tự chế và 235 viên đạn chì.

Bài và ảnh: Tiến Đông


Bài và ảnh: Tiến Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]