(Baothanhhoa.vn) - Ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân đến Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang (Nông Cống) là khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, sạch, đẹp với những hàng cây xanh mướt tỏa bóng mát, bên cạnh là ao cá, vườn trồng rau xanh; một không gian tĩnh lặng, thư thái như tách biệt với thế giới ồn ào, náo nhiệt bên ngoài.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1:Nâng cao nhận thức pháp luật cho học viên

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1: Nâng cao nhận thức pháp luật cho học viên

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt nhóm, tạo môi trường cho người nghiện được trao đổi tâm tư, tình cảm để vượt qua khó khăn, cai nghiện thành công.

Ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân đến Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang (Nông Cống) là khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, sạch, đẹp với những hàng cây xanh mướt tỏa bóng mát, bên cạnh là ao cá, vườn trồng rau xanh; một không gian tĩnh lặng, thư thái như tách biệt với thế giới ồn ào, náo nhiệt bên ngoài.

Trước vẻ ngạc nhiên của chúng tôi về khung cảnh thanh bình, sạch đẹp của cơ sở, ông Đoàn Ngọc Loan, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1, cho biết: Hiện nay, cơ sở đang quản lý 500 đối tượng. Để thực hiện tốt công tác điều trị cho người cai nghiện, những năm gần đây cơ sở đã quan tâm đầu tư xây mới, sửa chữa lại cơ sở vật chất; chỉnh trang khuôn viên, tạo một môi trường sống xanh - sạch - đẹp để các học viên thấy gần gũi với thiên nhiên, thoải mái về tâm lý, nỗ lực cai nghiện thành công, sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Cũng theo ông Loan, ngay khi tiếp nhận đối tượng, đơn vị sẽ tiến hành lập hồ sơ và phân loại học viên dựa trên cơ sở độ tuổi, đặc điểm nhân thân, mức độ nghiện, tiền án, tiền sự để lên kế hoạch sắp xếp chỗ ở cho phù hợp, thuận tiện trong công tác quản lý và giáo dục. Tiếp đó, Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe ban đầu, phân loại tình hình sức khỏe, vào bệnh án để có hướng điều trị, theo dõi cho phù hợp với từng học viên và thực hiện quy trình cắt cơn, giải độc cho đối tượng theo phác đồ điều trị.

Sau vài ngày thực hiện cắt cơn giải độc, các học viên bắt đầu nhận thức được vấn đề, đơn vị sẽ tổ chức cho học viên học tập nội quy, quy chế tại cơ sở, chấp hành quy trình tổ chức cai cắt cơn nghiện ma túy theo quy định; đồng thời, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức cho học viên biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác phòng chống ma túy; Luật Phòng, chống ma túy; Bộ luật Hình sự; chính sách, pháp luật về phòng, chống lây nhiễm HIV; tác hại và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người bị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại cơ sở; tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình người nghiện ma túy và cộng đồng, hướng nghề cho các học viên... Đặc biệt, một năm hai lần, đơn vị phối hợp với hội phật giáo nói chuyện về phật pháp nhằm thức tỉnh cái thiện trong mỗi con người.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đang áp dụng mô hình điều trị “Cộng đồng trị liệu” - là hoạt động cai nghiện ma túy bằng phương pháp dùng cộng đồng người nghiện tự giúp đỡ lẫn nhau với phương châm “Trợ giúp để người nghiện tự giúp đỡ chính bản thân”. Đây là liệu pháp điều trị, phục hồi dựa trên nguyên lý tự giúp đỡ lẫn nhau của chính bản thân những người nghiện ma túy trong một cộng đồng (tập thể) người cai nghiện. Áp dụng mô hình này sẽ tạo ra một môi trường điều trị, học tập, rèn luyện và sinh hoạt lành mạnh đối với những người nghiện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người tự xóa bỏ mặc cảm, tự ti của bản thân và hình thành niềm tin, nghị lực để làm lại cuộc đời.

“Để người nghiện từ bỏ được ma túy, quá trình cai nghiện đòi hỏi phối hợp đồng thời và đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau: Từ liệu pháp y tế đến các liệu pháp điều trị tổng hợp đối với người cai nghiện, như: Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, văn hóa, thể thao... Các hoạt động quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức và làm chuyển đổi hành vi, phục hồi nhân cách của người nghiện ma túy nhằm giúp cho họ từng bước rèn luyện, thay đổi sự lệch lạc trong nhận thức, quan điểm và dần hình thành ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sinh hoạt có nền nếp và lối sống lành mạnh, lương thiện để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội. Trong môi trường này, đơn vị chia các học viên ra từng nhóm để một tuần 2 lần các học viên sinh hoạt với nhau, trao đổi, chia sẻ khi gặp chuyện buồn, khó khăn về tình cảm, tinh thần; về tâm lý và giao tiếp xã hội; về nghề nghiệp, việc làm ổn định cuộc sống; về sức khỏe do sự tàn phá của ma túy đối với cơ thể... từ đó, cán bộ, giáo viên nắm bắt được tâm tư của từng đối tượng để đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp học viên vượt qua khó khăn. Qua việc sinh hoạt theo nhóm, các học viên thấy mình nhận được sự quan tâm, gần gũi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, sự chia sẻ, động viên kịp thời của các học viên khác nên nhiều học viên có những chuyển biến rõ rệt so với ban đầu, không còn cảm thấy hụt hẫng, dằn vặt bản thân và có thêm quyết tâm cai nghiện để từ bỏ ma túy” - ông Loan cho biết thêm về biện pháp điều trị tại đơn vị.

Ngoài công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, rèn luyện thể chất phục hồi hành vi nhân cách, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học viên cũng được Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 quan tâm thực hiện. Đơn vị luôn duy trì đầy đủ, kịp thời và chính xác các chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho học viên theo quy định, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng bữa ăn. Mở các lớp dạy nghề như may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc, cơ khí, nề cho học viên. Kết nối thường xuyên với gia đình, thân nhân người nghiện nhằm duy trì trách nhiệm cộng đồng giữa gia đình các đối tượng với cơ sở và tìm ra giải pháp tốt nhất để hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện thực hiện quy trình cai nghiện, sớm hòa nhập cộng đồng.

Để minh chứng cho những gì đã nói, ông Đào Ngọc Loan dẫn chúng tôi xuống nơi nghỉ ngơi của học viên nữ, vừa đúng lúc các học viên nữ đi cắt tỉa, dọn cỏ cho cây cối về. Học viên Nguyễn Thị O., sinh năm 1986 cho biết: Lần này là lần thứ 2 em vào đây rồi. Lần trước khi ra khỏi trung tâm em không còn nghĩ đến thuốc nữa, nhưng vì thiếu bản lĩnh lại bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, em nghiện lại. Ở đây, em được các thầy, cô dạy dỗ, khuyên nhủ, em nhận thức ra được nhiều điều, thấy mình quá sa đà, lãng phí tuổi trẻ; nghĩ lại thấy thương bố mẹ... Em quyết tâm lần này phải cai nghiện thành công, làm lại cuộc đời.

“Học viên nữ vào đây, mỗi người một hoàn cảnh, một con đường sa ngã, lao vào các tệ nạn xã hội khác nhau: Người ăn chơi đàn đúm, nghiện lúc nào không biết; người thì bị các đối tượng xấu lôi kéo, cho hút chích thử rồi nghiện luôn; người thì vợ chồng bỏ nhau chán đời lao vào tệ nạn... Vì vậy, để các học viên bộc bạch hết tâm tư, tình cảm, mong muốn của mình, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải gần gũi, trò chuyện thường xuyên, nắm bắt được tâm lý của học viên để từ đó có cách khuyên nhủ, bảo ban, động viên họ từ bỏ “nàng tiên trắng” hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời; nhưng đôi lúc phải đem các quy định của pháp luật ra để tuyên truyền cho học viên biết thực hiện theo đúng quy định” - chị Đậu Thị Thúy, cán bộ phụ trách học viên nữ, cho biết thêm.

Có thể nói, để nâng cao chất lượng điều trị, giúp học viên cai nghiện thành công, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, cơ sở còn tổ chức các hoạt động trị liệu liên quan, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính trị, pháp luật cho học viên, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật để họ quyết tâm từ bỏ ma túy, sớm hòa nhập cộng đồng.

Lê Nhân


Lê Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]