(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo động lực góp phần để nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người dân.

Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững: Huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo động lực góp phần để nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người dân.

Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững: Huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thônThu hút nguồn lực đầu tư xây dựng hiệu quả mô hình trồng dưa vàng trong nhà màng ở xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khánh Phương

Tin liên quan:
  • Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững: Huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
    Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững: Xây dựng, hoàn ...

    Những năm qua, bên cạnh các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và đến năm 2021, nhiều chính sách đã hết hiệu lực. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới được nâng lên, một số cơ chế, chính sách hỗ trợ không còn phù hợp với thực tế. Do đó, đòi hỏi tỉnh cần sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách mới, phù hợp với thực tế và xu thế phát triển.

Sau khi đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) năm 2015, từ năm 2016 đến nay, Yên Định đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, áp dụng khoa học – kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đi đôi với đó, huyện tập trung huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn... Từ năm 2016 đến tháng 5-2021, huyện đã huy động được 9.222 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, như: 60 km đường giao thông liên xã, 195 km giao thông nội thôn và liên thôn, 1.350 km kênh mương nội đồng... Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Định đã phát triển 8.000 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại 26 xã, thị trấn; 4.000 ha cây rau màu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp; chuyển đổi hơn 500 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao, như: cây ăn quả, khoai tây, ớt xuất khẩu, bí xanh...

Trước đây, tuyến đê biển huyện Nga Sơn chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, mỗi khi nước biển dâng, nước mặn tràn qua đê, gây ngập lụt đe dọa tài sản và tính mạng của người dân và xâm nhập mặn sâu vào đất liền gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; nhất là hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản ven biển của các xã Nga Tân và Nga Thủy. Trước thực trạng trên, năm 2015 tuyến đê được đầu tư xây dựng kiên cố và đưa vào sử dụng, đã góp phần tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Để huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã phân cấp mạnh cho các địa phương để chủ động triển khai các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực của Nhân dân đóng góp; từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân và hiệu quả đầu tư. Đồng thời, đã xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh để tạo sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, như: cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Các cơ chế, chính sách được tỉnh, các địa phương ban hành, triển khai thực hiện đã được doanh nghiệp và người dân đồng tình ủng hộ; góp phần tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các sản phẩm lợi thế của tỉnh; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn thực phẩm. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, các địa phương đã huy động các nguồn vốn khác để phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến tháng hết tháng 5-2021 đạt 96.650 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước gần 23.000 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát triển gần 17.000 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp Nhà nước gần 1.500 tỷ đồng, vốn FDI 10.900 tỷ đồng, vốn đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác 44.250 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả đầu tư. Trong đó, tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, đầu tư xây dựng hệ thống cống thủy lợi trên tuyến đê phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, thoát lũ; nạo vét hàng ngàn km kênh mương, nâng cấp công trình thủy lợi nội đồng; xây dựng trạm bơm, đã sửa chữa, nâng cấp được 268 công trình đầu mối (83 hồ chứa nước, 122 đập dâng, 63 trạm bơm tưới, tiêu các loại) và kiên cố 1.025 km kênh mương. Tu bổ, nâng cấp 175,2 km đê; sửa chữa, xây dựng mới 101 cống dưới đê; trồng mới 26,12 ha cây chắn sóng. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức lại hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất trên biển; cơ cấu đội tàu khai thác thay đổi theo hướng tăng số lượng tàu xa bờ, giảm tàu gần bờ. Các đội tàu được hỗ trợ trang thiết bị giám sát hành trình, cấp giấy phép khai thác theo quy định. Cùng với đó, hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền nghề cá cũng được Trung ương và tỉnh hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng, đã xây dựng khu neo đậu và tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá cửa Sông Lý (Quảng Xương); xử lý khẩn cấp nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới, TP Sầm Sơn; Cảng cá Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), Cảng cá Hải Châu, thị xã Nghi Sơn... Về lâm nghiệp, đầu tư 133,3 km đường cản lửa; 12 km đường tuần tra, kiểm tra rừng; tu sửa 34 trạm bảo vệ rừng; lắp đặt 7 trạm quan trắc tự động cập nhật số liệu thời tiết phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản hàng hóa, sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó, các địa phương cũng thực hiện lồng ghép các nguồn vốn khác, như: Chương trình 30a, Chương trình 135, xây dựng NTM... để đầu tư cho các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã có những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, Thanh Hóa cũng đã kêu gọi, thu hút được 171 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, với tổng mức đầu tư khoảng 21.376,193 tỷ đồng, bình quân 125,007 tỷ đồng/dự án; trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 7 dự án, với tổng mức đầu tư 3.873,437 tỷ đồng, bình quân 553,348 tỷ đồng/dự án... Một trong những điểm nhấn trong thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chính là sự kiện khởi công dự án Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa của Tập đoàn Xuân Thiện, với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng tại xã Minh Sơn (Ngọc Lặc). Dự án được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ thu mua nông sản của người dân để làm nguyên liệu sản xuất nước trái cây và sản xuất thức ăn chăn nuôi; qua đó, giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, mở ra hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho huyện Ngọc Lặc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Với việc xác định trọng tâm là đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với nuôi, trồng, chế biến các sản phẩm từ nông - lâm - thủy, hải sản phục vụ du lịch và xuất khẩu, thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục hoàn thiện việc đổi mới mô hình phát triển ngành nông nghiệp, kịp thời xây dựng mới hoặc điều chỉnh các quy hoạch, định hướng liên quan. Đồng thời, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Nhóm PV Phòng Kinh tế

Bài 9: Thúc đẩy chế biến, tiêu thụ sản phẩm.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]