(Baothanhhoa.vn) - Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân luôn chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân nâng cao mức sống gia đình chính sách

Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân luôn chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách.

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Chi hội Chữ Thập đỏ Tình Người trao quà cho các gia đình chính sách huyện Thọ Xuân.

Hiện nay, huyện đang chi trả trợ cấp thường xuyên cho 6.474 người có công và thân nhân với số tiền trên 122 tỷ đồng/năm. Toàn huyện có 4.225 liệt sĩ; 4.824 thương, bệnh binh; 1.249 người bị nhiễm chất độc hóa học; 111 gia đình ân nhân cách mạng; 316 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 508 cán bộ lão thành cách mạng, 25 cán bộ tiền khởi nghĩa,... Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công. Hằng năm, UBND huyện tiến hành rà soát, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng người có công bảo đảm chính xác, kịp thời; lập hồ sơ đề nghị thực hiện chế độ điều dưỡng cho các đối tượng chính sách trong diện; làm thủ tục đề nghị cấp trang thiết bị, dụng cụ chỉnh hình cho thương binh; lập hồ sơ ưu đãi giáo dục, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên là con em liệt sĩ, thương binh, bệnh binh... Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, đã làm thủ tục cấp đổi thẻ 9.940 thẻ BHYT cho người có công và thân nhân người có công; lập hồ sơ ưu đãi giáo dục, miễn giảm học phí cho 398 con em người có công với tổng số tiền 1,95 tỷ đồng; chi trả trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 2.909 trường hợp; làm thủ tục đề nghị cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công cho 460 trường hợp; tổ chức đưa 456 người có công đi điều dưỡng tập trung tại các trung tâm điều dưỡng người có công và lập danh sách đề nghị thực hiện chế độ điều dưỡng tại gia đình cho 981 đối tượng chính theo đúng quy định của Nhà nước...

Ngoài ra, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng, đỡ đầu con liệt sĩ... phát triển ở khắp các địa phương trong huyện. Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng tượng đài, nghĩa trang, nhà bia ghi công các anh hùng, liệt sĩ. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm. Hàng năm, các cơ quan, tổ chức như: Đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện, trạm y tế xã thường xuyên tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách. Các tổ chức đoàn thể, các ngành chức năng đã tổ chức lao động với hàng vạn ngày công giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn, neo đơn; nhận đỡ đầu chăm sóc; hỗ trợ tạo việc làm cho con liệt sĩ, con thương, bệnh binh, con người có công với cách mạng.

Những hoạt động thắm đượm tình nghĩa ấy đem lại sự giúp đỡ thiết thực về vật chất, cải thiện và nâng cao mức sống, làm ấm lòng các gia đình chính sách, người có công. Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc huy động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, với việc ngày càng nhiều cá nhân tự nguyện tham gia đóng góp quỹ. Nhiều người coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa tình với những người đã không tiếc máu xương để bảo vệ Tổ quốc. Cảm nhận được những ý nghĩa ấy nên tất cả những đồng tiền từ nguồn quỹ đã được địa phương sử dụng đúng mục đích, hỗ trợ kịp thời cho các gia đình chính sách như: Tặng sổ tiết kiệm, trợ cấp khó khăn đột xuất, hỗ trợ vốn, giống, công cụ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về đất ở, đất sản xuất; tổ chức cho thương, bệnh binh đi điều dưỡng, tham quan... Nhiều gia đình không chỉ có cuộc sống ổn định về tinh thần, vật chất mà còn vươn lên làm ăn ngày một khá giả. Ngoài ra, các ban, ngành chức năng đã huy động nhiều nguồn vốn vay như quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói, giảm nghèo; ngân hàng chính sách xã hội huyện cho các hộ gia đình chính sách vay vốn phát triển kinh tế. Nhiều xã còn ưu tiên hỗ trợ ngày công lao động, miễn giảm các loại thuế cho các hộ chính sách... Những việc làm nghĩa tình đó luôn là điểm tựa vững chắc, là niềm tin đối với các gia đình chính sách. Chính sự quan tâm, chăm sóc của xã hội đã làm dịu đi những đau thương, mất mát mà các gia đình chính sách phải gánh chịu. Bên cạnh đó, các gia đình chính sách đã tự lực vươn lên, bởi vậy số hộ gia đình chính sách có mức sống khá ngày một tăng, hộ đói không còn, hộ nghèo giảm. Trên 80% xã, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, nâng cao mức sống cho người có công (với mức sống của 98% hộ gia đình chính sách ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương).


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]