Nghiên cứu quy hoạch Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trở thành trung tâm du lịch, văn hóa, tâm linh
Ngày 15/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục ngày làm việc thứ 2 để cho ý kiến vào Báo cáo Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2023-2035, tầm nhìn đến năm 2045 và một số nội dung quan trọng khác.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chủ trì hội nghị.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự hội nghị.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các ban Đảng của Trung ương; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng trình bày tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Theo tờ trình của Ban Cán Sự Đảng UBND tỉnh: Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2023 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu bảo vệ các yếu tố gốc của di tích, từ đó bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trở thành điểm tham quan du lịch có giá trị, góp phần phát triến kinh tế - xã hội khu vực. Hình thành một khu du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh đáp ứng yêu cầu tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của Nhân dân địa phương và du khách trong, ngoài nước; làm cho nơi đây trở thành điểm đến của du lịch Thanh Hóa và Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch gồm toàn bộ diện tích các xã, thị trấn gồm: Thị trấn Nưa (2.120 ha), huyện Triệu Sơn; xã Tân Thọ (513 ha), xã Tân Khang (1.092 ha), huyện Nông Cống; xã Mậu Lâm (4.272 ha), huyện Như Thanh. Tổng diện tích khoảng 7.997 ha.
Đồ án quy hoạch cũng đã phân tích đánh giá hiện trạng di tích và đất đai thuộc di tích; các yếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội tác động tới di tích; định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định hướng quy hoạch không gian bảo tồn, phát huy giá trị di tích; công tác đào tạo nguồn nhân lực, cải tạo xây dựng hạ tầng kỹ thuật...
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên phát biểu tại hội nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Quang Hùng phát biểu tại hội nghị.
Cho ý kiến vào đồ án, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nêu bật giá trị của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu và cho rằng việc lập quy hoạch là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ để phát huy được quần thể du lịch tâm linh, nhất là thu hút du khách đến với Núi Nưa - một trong 3 huyệt đạo của đất nước.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận tại hội nghị.
Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã có nhiều cố gắng trong xây dựng đồ án và các ý kiến phát biểu đóng góp vào đồ án. Đồng chí đề nghị tiêu đề đồ án cần sửa lại là: Đồ án quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2023 -2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.
Về mục tiêu của Đồ án, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị khi xây dựng Đồ án cần phải xác định được mục tiêu phát triển Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trở thành trung tâm du lịch, văn hóa, tâm linh, kết hợp với du lịch sinh thái, nhân văn đáp ứng nhu cầu cao của du khách trong và ngoài nước về chiêm bái, tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Làm cho nơi đây trở thành một điểm đến đặc sắc của du lịch Thanh Hóa và Việt Nam đối với bạn bè trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở ý kiến phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo đơn vị tư vấn cần bổ sung về định hướng việc phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững; có phân tích rõ sự kết nối về hạ tầng, giao thông; có tiếp cận phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xứ Thanh và nghiên cứu xây dựng trong Đồ án có phát triển công nghiệp văn hóa phim trường; xây dựng trung tâm ẩm thực xứ Thanh. Đồng thời trong Đồ án cần phải nghiên cứu kết nối các tour, tuyến du lịch, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực về du lịch... Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan hoàn thiện Đồ án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các khu vực thuộc quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa và một số nội dung quan trọng khác.
Minh Hiếu
{name} - {time}
-
2024-11-21 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 21/11
-
2024-11-21 18:23:00
Thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ
-
2024-05-15 11:25:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TP Thanh Hóa và các huyện: Quan Sơn, Hậu Lộc tổ chức Đại hội MTTQ nhiệm kỳ 2024-2029
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 15/5/2024
Điểm nóng 15/5: WHO cảnh báo những điều đáng ngại hơn cả “cục đông máu” khi tiêm vaccine AstraZeneca?
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 15/5
[Bản tin 18h] Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng
Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp
Tiếp nhận 15 hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào
Thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”