(Baothanhhoa.vn) - Nhằm xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện, ngày 26-11-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Đây có thể xem là động lực để thành phố biển “cất cánh” trong tương lai gần.

Nghị quyết số 07-NQ/TU – động lực để thành phố biển “cất cánh”

Nhằm xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện, ngày 26-11-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Đây có thể xem là động lực để thành phố biển “cất cánh” trong tương lai gần.

Nghị quyết số 07-NQ/TU – động lực để thành phố biển “cất cánh”

Một góc TP Sầm Sơn.

Từ hơn 1 thế kỷ trước, Sầm Sơn đã trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài nước, với bãi biển đẹp, khí hậu trong lành; đồng thời, đây là mảnh đất của những lễ hội, làng nghề độc đáo, những di tích mang đậm nét huyền thoại và cổ tích như Hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên... Để phát huy những tiềm năng “trời phú” ấy, ngày 9-6-2011, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa có chủ trương xây dựng bãi biển Sầm Sơn trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước và đưa Sầm Sơn trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Theo đó, trong khoảng chục năm trở lại đây, tỉnh đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch Sầm Sơn. Đặc biệt, ngày 19-4-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành lập TP Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng đô thị Sầm Sơn. Đồng thời, cũng là dấu mốc quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Sầm Sơn, tạo môi trường để thành phố du lịch biển tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc và những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng.

Với những cơ sở đó, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp thành phố đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng cao, bình quân đạt 16,8%/năm, quy mô giá trị sản xuất năm 2020 gấp 4,73 lần năm 2010; huy động vốn cho đầu tư phát triển năm 2020 gấp 10,5 lần năm 2010; kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; một số khu đô thị mới, nhiều công trình lớn hoàn thành đưa vào sử dụng, làm thay đổi diện mạo đô thị... Tuy nhiên, sự phát triển của TP Sầm Sơn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và sự kỳ vọng của tỉnh. Do vậy, Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26-11-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” ra đời được kỳ vọng sẽ tạo động lực để phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện, trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế của thành phố.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế; đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp - thủy sản phục vụ du lịch; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và văn minh đô thị; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; quốc phòng - an ninh được giữ vững; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện. Tầm nhìn đến năm 2045, Sầm Sơn là đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước; kết nối chặt chẽ với TP Thanh Hóa về không gian đô thị, không gian phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ.

Để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu kể trên đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến thành phố; sự vào cuộc của các ban, ngành, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, đề ra các giải pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả để triển khai thực hiện. Theo đó, trước mắt là thực hiện có hiệu quả “Mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tăng cường quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch, trọng tâm là phát triển 4 hành lang (hành lang cộng đồng, hành lang lễ hội, hành lang Sông Đơ, hành lang Đại lộ Nam Sông Mã) và 8 phân khu đô thị để tạo không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở quy hoạch, tập trung phát triển thành phố theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bảo đảm liên kết hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉnh trang, phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị bền vững; đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, tạo điểm nhấn. Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 100%.

Du lịch được xem là “át chủ bài” – trọng tâm phát triển của TP Sầm Sơn. Do đó, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, nhất là ngành du lịch theo hướng đa dạng, bền vững, chất lượng và giá trị cao, được xem là một giải pháp cơ bản. Trong bối cảnh du lịch đang từng bước phục hồi trở lại sau 2 năm khủng hoảng bởi dịch bệnh, thì trước mắt thành phố cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch, thu hút du khách, nhất là khách quốc tế. Phát triển các sản phẩm du lịch mới theo hướng đa dạng, hấp dẫn, độc đáo; xây dựng Sầm Sơn là thành phố lễ hội bốn mùa, với những chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc, hấp dẫn du khách. Phát triển các khu vui chơi, giải trí; tổ chức các hoạt động tìm hiểu và khám phá các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc đẹp tại đô thị Sầm Sơn và trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, thành phố cần hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại, gắn với hệ thống cửa hàng bán đồ lưu niệm, bán các đặc sản vùng miền trong tỉnh, sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ban đêm nhằm phát huy lợi thế của đô thị du lịch; tiếp tục kêu gọi đầu tư, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải đường bộ và đường thủy, mở các tuyến du lịch mới từ Sầm Sơn đến các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; phát triển dịch vụ logistics. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, điện lực, dịch vụ tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, đáp ứng yêu cầu của Nhân dân và du khách. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên du lịch theo hướng chuyên nghiệp, giỏi nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Nâng cao năng lực quản trị, quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng, nhất là các khách sạn từ 3 sao trở lên theo chuẩn quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 07, nhiệm vụ đặt ra cho chính quyền thành phố thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn; giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, các nút thắt về đất đai, về hạ tầng, về thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược, có năng lực và tiềm năng tài chính lớn. Đồng thời, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án lớn, trọng điểm. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, mở rộng không gian đô thị và tăng tính kết nối với các địa phương khác, nhất là các khu vực kinh tế động lực. Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn tập trung để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn, các công trình cấp bách. Xây dựng và phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh, gắn với xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế và xã hội số. Tăng cường liên kết với các huyện, thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh, từng bước mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả...

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]