Nga đang lâm vào thế “cửa dưới” trong quan hệ với Trung Quốc?
Trung Quốc yêu cầu giá khí đốt từ dự án Sức mạnh Siberia 2 phải bằng mức giá trong nước ở Nga, song Moscow không chấp nhận mức mặc cả này.
Ngành năng lượng Nga ngày càng phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc
Theo Financial Times, những nỗ lực của Nga nhằm đạt được thoả thuận với Trung Quốc về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2 đang bị đình trệ do những bất đồng trong chính sách giá cả và lượng khí đốt mà Bắc Kinh dự định mua từ Moscow. Theo đó, Trung Quốc dự định trả tiền khí đốt được cung cấp thông qua Sức mạnh Siberia 2 với mức giá ngang bằng giá nhiên liệu trong nước ở Nga, mặc dù mức giá này đang được giữ ở mức thấp nhờ trợ cấp của chính phủ. Ngoài ra, Bắc Kinh chỉ muốn mua một phần nhỏ trong tổng công suất 50 tỷ m3 hằng năm (theo dự kiến).
Những bất đồng về vấn đề này được cho chính là nguyên nhân giải thích cho sự vắng mặt của ông Alexey Miller, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Gazprom, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin vào tháng 5/2024. Nguồn tin Financial Times cho biết, thoả thuận đường ống Sức mạnh Siberia 2 là một trong 3 chủ đề chính mà ông Putin thảo luận với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm, cùng với yêu cầu tăng cường hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc tại Nga và kêu gọi Bắc Kinh “tẩy chay” hội nghị hoà bình về Ukraine tại Thuỵ Sĩ vào trung tuần tháng 6/2024.
Theo Tatiana Mitrova, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia, sự vắng mặt của Chủ tịch Alexey Miller mang một thông điệp chính trị quan trọng; đồng thời, lập trường cứng rắn của Bắc Kinh đối với Sức mạnh Siberia 2 phản ánh thực tế rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và việc Nga bị các nước phương Tây cô lập, cấm vận, đang khiến Moscow ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế của Bắc Kinh.
Bắc Kinh không cần Sức mạnh Siberia 2 như Gazprom
Theo Financial Times, việc phê duyệt xây dựng đường ống dẫn khí đốt sang Trung Quốc có thể thay đổi vị thế của Gazprom, do việc xuất khẩu khí đốt sang Liên minh châu Âu (EU) gần như ngừng hoạt động vào năm 2023, khiến tập đoàn này gánh khoản lỗ kỷ lục là 629 tỷ Rúp.
Tuy nhiên, việc đạt được thoả thuận về Sức mạnh Siberia 2 vẫn còn là một chặng đường còn rất dài, và ngay cả khi đường ống được xây dựng, Gazprom cũng sẽ chỉ có thể cung cấp tổng cộng khoảng 98 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc. Cần biết rằng, trước khi Gazprom cắt giảm và ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho EU, Nga đã bán khoảng 200 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho các nước châu Âu.
Financial Times dẫn nhận định của Alexander Gabuev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga và Á-Âu của Carnegie Berlin, cho rằng vì không có lựa chọn thay thế để có thể xuất khẩu khí đốt qua con đường ống dẫn trên đất liền, nhiều khả năng Gazprom sẽ phải chấp nhận các điều kiện từ phía Trung Quốc do Bắc Kinh đang ở “cửa trên” trong cuộc mặc cả này. Thời gian đang đứng về Trung Quốc bởi nước này hoàn toàn có thể đợi tới thời cơ tốt nhất trong khi Nga không còn nhiều thời gian như vậy.
Nhu cầu khí đốt nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng lên và đến năm 2030 có thể đạt khoảng 250 tỷ m3. Tuy nhiên, Trung Quốc còn có nhiều đối tác khác, có thể bảo đảm nguồn cung ổn định cho Bắc Kinh đáp ứng nhu cầu trong nước, bao gồm cả Mỹ, Uzbekistan và Myanmar. Trong khi đó, Nga hiện đang bán khí đốt cho Trung Quốc với giá rẻ hơn so với các nhà cung cấp khác - và rẻ hơn gấp đôi so với khi bán nhiên liệu cho EU.
Kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Nga bị áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt và các công ty phương Tây lần lượt rời khỏi nước này. Trong bối cảnh đó, Moscow đã buộc phải chuyển hướng sang củng cố mối quan hệ với Bắc Kinh để bảo đảm nền kinh tế không bị kiệt quệ vì chiến tranh. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây liên quan đến dự án Sức mạnh Siberia đặt ra câu hỏi rằng, phải chăng việc dựa vào các mối hợp tác với Trung Quốc để duy trì huyết mạch kinh tế đang khiến Moscow lâm vào thế “cửa dưới” trong quan hệ với Bắc Kinh?
Hùng Anh (CTV)
{name} - {time}
-
2024-12-24 08:35:00
Sẽ lại có những kỷ lục mới về mức chi tiêu quốc phòng của NATO?
-
2024-12-24 08:05:00
5 kịch bản cho cuộc chiến Nga - Ukraine trong năm 2025
-
2024-06-05 14:14:00
Bầu cử Ấn Độ 2024: Cuộc đua gay cấn đến phút chót
Quốc gia thành viên NATO muốn gia nhập BRICS
Kế hoạch của ông Biden liệu có mang lại hòa bình cho Dải Gaza?
Nắng nóng cực đoan thiêu đốt Ấn Độ khiến gần 100 người chết: Vì đâu nên nỗi?
Dấu hiệu leo thang căng thẳng cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine
Cuộc tổng tuyển cử lớn nhất thế giới ở Ấn Độ: Đường dài hay sức ngựa
Trung Quốc củng cố ảnh hưởng, vị thế tại Trung Đông
Thương mại và du lịch là động lực chính thúc đẩy Thái Lan gia nhập BRICS
Mỹ nỗ lực làm suy giảm ảnh hưởng của Nga tại không gian hậu Xô viết
Những chủ đề sẽ làm nóng chương trình nghị sự tại Đối thoại Shangri-La 2024 sắp tới