Mỹ tái triển khai Hệ thống M-SHORAD tới Đông Âu
Hệ thống M-SHORAD được công nhận về tính linh hoạt và hiệu quả trong việc bảo vệ lực lượng cơ động, thể hiện bước nhảy vọt về khả năng phòng không.
Hệ thống M-SHORAD. (Nguồn: drsrada.com)
Khẩu đội Alpha, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Pháo Phòng không 4 (5-4 ADA), thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không và Tên lửa Lục quân 10 của Mỹ có trụ sở tại Đức, đã bắt đầu tái triển khai Hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động (M-SHORAD) tới Đông Âu. Đây là dấu mốc quan trọng trong năng lực quân sự của Mỹ, cũng như hệ thống phòng thủ phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Đại úy Michael Archer, khẩu đội Alpha đã hoàn thành đáng kể việc triển khai hoạt động đầu tiên hệ thống M-SHORAD trên khắp Ba Lan, Slovakia và Romania.
Được triển khai vào tháng 8/2023, sứ mệnh này có ý nghĩa then chốt trong việc củng cố sườn phía Đông của NATO, thể hiện cam kết kiên định đối với an ninh khu vực và bảo vệ các quốc gia đồng minh trước các mối đe dọa trên không, bao gồm máy bay có cánh cố định và cánh quay, cũng như máy bay không người lái.
Hệ thống M-SHORAD được công nhận về tính linh hoạt và hiệu quả trong việc bảo vệ lực lượng cơ động, thể hiện bước nhảy vọt về khả năng phòng không.
Là một phần của Bộ chỉ huy Phòng không và Tên lửa Quân đội số 10, việc triển khai của khẩu đội Alpha khẳng định cách tiếp cận đổi mới của Quân đội Mỹ đối với phòng không.
Đây là đơn vị đầu tiên trong quân đội Mỹ thực hiện và đánh giá 4 hệ thống M-SHORAD nguyên mẫu, từ đó tạo tiền lệ cho các hoạt động tiếp theo và tích hợp chiến lược các khả năng của SHORAD trong các đơn vị cơ động của quân đội.
Hệ thống M-SHORAD Increment 1 thể hiện sự tiến bộ đáng kể về khả năng phòng không của quân đội Mỹ, được thiết kế đặc biệt để giải quyết các mối đe dọa trên không phải đối mặt trên các chiến trường ngày nay.
Cấu hình vũ khí của M-SHORAD đặc biệt đáng chú ý vì tính linh hoạt và khả năng đối phó mối đe dọa toàn diện.
Hệ thống này được trang bị 2 tên lửa AGM-114L Longbow Hellfire, được thiết kế để tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất và 4 tên lửa FIM-92 Stinger trong một bệ phóng được Raytheon định cấu hình để chống lại các mối đe dọa trên không.
Ngoài ra, việc trang bị pháo tự động XM914 30 mm và súng máy M-240 7,62 mm mang lại cho M-SHORAD nhiều lựa chọn phản ứng chống lại cả mục tiêu trên không và mặt đất.
Tháp pháo không người lái đa năng này, có khả năng giải quyết một loạt mối đe dọa trên chiến trường, nhấn mạnh giá trị chiến lược của hệ thống đối với các đơn vị cơ động./.
Theo TTXVN
- 2024-11-05 09:20:00
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Giờ “G” đã điểm, các điểm bỏ phiếu dần mở cửa
- 2024-11-05 09:17:00
Chính phủ Đức đối mặt với nguy cơ tổ chức bầu cử sớm
- 2024-02-27 08:01:00
Nga cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/3
Thủ tướng Campuchia Hun Manet thăm chính thức Malaysia
Phái đoàn Israel đến Qatar đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn
Quốc hội Hungary bầu ông Tamas Sulyok làm Tổng thống
Ông Trump có chiến thắng “chí mạng” với đối thủ Nikki Haley
WTO nhất trí tạo thuận lợi cho đầu tư vào các nước đang phát triển
Meta lập đội chuyên trách xử lý tin giả, lạm dụng AI trong bầu cử tại châu Âu
Bầu cử Thượng viện Campuchia: Đảng cầm quyền giành số phiếu ủng hộ áp đảo
Hàn Quốc đứng đầu thế giới về sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Hong Kong đưa vào hoạt động xe buýt hai tầng chạy bằng hydro đầu tiên