(Baothanhhoa.vn) - Tình trạng vứt bừa bãi bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng tại các cánh đồng không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, cây trồng và vật nuôi. Những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và triển khai mô hình bể thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV trên các cánh đồng. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Nỗ lực phủ kín hệ thống bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Tình trạng vứt bừa bãi bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng tại các cánh đồng không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, cây trồng và vật nuôi. Những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và triển khai mô hình bể thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV trên các cánh đồng. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Nỗ lực phủ kín hệ thống bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vậtNgười dân huyện Thiệu Hóa thực hiện thu gom vỏ chai, lọ thuốc BVTV từ bể chứa rác thải nông nghiệp.

Sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại, tăng năng suất, chất lượng cây trồng là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn bao bì thuốc BVTV đều được làm từ nhựa, nilon rất khó phân hủy, sau khi sử dụng vẫn còn tồn dư một lượng thuốc BVTV nhất định, bị khuếch tán vào nước tưới, nước mưa và thấm vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm trực tiếp hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nhiều người dân vẫn còn xem bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường nên vứt bỏ bừa bãi xuống kênh mương, bờ ruộng, xử lý bằng cách tự đốt hoặc tiêu hủy thủ công. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mỗi ha lúa nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1 - 1,5kg vỏ bao bì thuốc BVTV/vụ. Đối với diện tích trồng rau màu, cây công nghiệp thì việc sử dụng thuốc BVTV cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Do đó, để xử lý vấn đề rác thải rắn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình xây dựng, đưa vào sử dụng bể chứa rác thải trên các cánh đồng.

Tại huyện Thiệu Hóa, với đặc thù là huyện sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng vẫn là biện pháp quan trọng. Hội Nông dân (HND) huyện đã triển khai lắp đặt, duy trì và bố trí ít nhất mỗi cánh đồng một bể thu gom bao bì thuốc BVTV tại những nơi thuận tiện đi lại của người dân. Đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, sau khi sử dụng phải phân loại rác thải đúng nơi quy định, định kỳ thực hiện thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV tại các bể chứa đến địa điểm tập kết để vận chuyển đến nơi tiêu hủy theo quy định. Ông Trần Trung Kiên, Chủ tịch HND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Hiện nay, huyện đã xây dựng được gần 850 bể chứa rác thải, 100% chi hội nông dân cơ sở đã duy trì mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV, túi ni-lông... Người dân cũng dần từ bỏ thói quen vứt vỏ bao bì thuốc BVTV tại các bờ ruộng, mương, ý thức bảo vệ môi trường của hội viên, nông dân đã thay đổi một cách tích cực.

Với nhu cầu sử dụng các loại thuốc BVTV đang tăng lên từng ngày, bởi các đối tượng dịch hại trên cây lúa như sâu cuốn lá, rầy các loại, bệnh đạo ôn, hay sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu ăn lá... ngày càng diễn biến phức tạp, không theo quy luật, đòi hỏi phải phòng trừ liên tục. Vì vậy, từ năm 2015 đến nay, từ nguồn quỹ của UBND, HND, xã Hà Long (Hà Trung) đã triển khai xây dựng được khoảng 250 bể chứa rác thải trên các cánh đồng tại 9 thôn. Các bể thu gom được thiết kế hình trụ, rộng 60cm và cao 70cm, đúc bằng bê tông dày, có đế, nắp đậy và được đặt tại các ngả đường chính dẫn ra khu vực sản xuất của người dân. Những bồn thu gom đều được đặt ở những vị trí thuận tiện đường giao thông, xa nguồn nước, xa khu dân cư, phân bố hợp lý, thuận lợi cho bà con nông dân khi sử dụng thuốc và thu gom vỏ thuốc mà không ảnh hưởng tới môi trường ở khu vực lân cận. Trên khắp các cánh đồng của xã đều đã có ít nhất một bể chứa rác thải nông nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được hơn 20.000 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc BVTV. Tuy nhiên, so với quy mô về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thì số lượng bể chứa rác thải tại các cánh đồng còn hạn chế, nên lượng rác thải rắn được thu gom trong sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, để mô hình ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của các sở, ngành liên quan, các địa phương và đóng góp của bà con nông dân trong việc huy động nguồn lực và ý thức bảo vệ môi trường. Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi thói quen vứt vỏ bao bì thuốc BVTV tại các bờ ruộng; tổ chức thu gom, xử lý bao bì từ các bể chứa theo quy định, xây dựng bồn chứa tại các xã, phường, thị trấn, nhất là tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung... góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp sạch, bền vững. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc BVTV người dân cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”, ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc BVTV.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]