(Baothanhhoa.vn) - Bởi những quyết sách đúng đắn, đất nước ta không chỉ kiểm soát được khủng hoảng của dịch bệnh COVID-19 mà còn biến “nguy” thành “cơ”, đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội.

Lời Bác năm xưa: “Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy”

Bởi những quyết sách đúng đắn, đất nước ta không chỉ kiểm soát được khủng hoảng của dịch bệnh COVID-19 mà còn biến “nguy” thành “cơ”, đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội.

Lời Bác năm xưa: “Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy”

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 4, ngày 9-12-1961.Ảnh: Tư liệu.

Tròn 77 năm trước, trong bối cảnh đất nước chuẩn bị bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 17-5-1946, Bác Hồ có bài viết “Bàn về phương pháp tác chiến”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 242.

Trong bài viết, Bác căn dặn “Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy”. Đó không chỉ là những yêu cầu đối với tướng lĩnh, chỉ huy mà còn thể hiện quan điểm, tầm nhìn của Bác về việc lựa chọn, tin tưởng và sử dụng người đứng đầu.

Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên Phủ mãi là minh chứng hùng hồn, sáng rõ cho việc “đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ” và “tìm mưu kế để giải trừ gian nguy”. Trước khi Đại tướng lên đường ra mặt trận, Bác dặn dò: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Lời Bác trở thành kim chỉ nam để Đại tướng ban hành quyết định lịch sử “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương án tác chiến từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc”. Quyết tâm thay đổi phương án tác chiến của Đại tướng và Bộ chỉ huy chiến dịch đã ngay lập tức nhận được sự đồng ý của Bác và Bộ Chính trị. “Ngay khi có quyết định thay đổi cách đánh của mình, tôi xin ý kiến Bác và anh Trường Chinh. Cũng như sự tin cậy của Trung ương đã giao phó trước khi vào bước chiến dịch. Tôi đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn” - Đại tướng kể lại trong Tổng tập Hồi ký. Phần còn lại của câu chuyện là trang sử bằng vàng, thấm đẫm máu và hoa của dân tộc.

Bên cạnh đó, “Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại”, chính là đạo làm tướng mà trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện. Lợi và hại ở đây chính là “phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đặt lợi ích của dân, của nước, của Ðảng lên trên hết, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân”. Làm được điều đó, chính là đã xứng đáng trở thành một vị tướng của thời đại Hồ Chí Minh - như Bác từng dặn dò Thượng tướng Đàm Quang Trung “... cuộc chiến đấu của chúng ta cần nhiều nhân tướng, vì đây là cuộc chiến đấu vì con người. Nhân tướng là người tướng hiểu con người, biết quý con người, biết dùng người và được mọi người yêu quý. Chỉ có những vị tướng như thế mới trăm trận trăm thắng được”.

Gần 8 thập kỷ trôi qua, lời căn dặn của Bác vẫn còn nguyên tính thời sự, soi rõ trong thực tiễn đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bởi những quyết sách đúng đắn, đất nước ta không chỉ kiểm soát được khủng hoảng của dịch bệnh COVID-19 mà còn biến “nguy” thành “cơ”, đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những doanh nhân “Sao Đỏ” vững chãi đương đầu với các “cơn gió ngược” đến từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu, áp lực lạm phát, áp lực thanh khoản,... để lèo lái doanh nghiệp vững vàng phát triển, ổn định việc làm cho người lao động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước và góp phần nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là việc đổi mới tư duy, tác phong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông thôn, đời sống mới cho nông dân và vị thế mới cho nông sản hàng hóa ở nhiều địa phương trong nước. Những thủ lĩnh Đoàn mang “tinh thần Lý Tự Trọng” đi khai khá, biến đất hoang thành trang trại, thắp sáng ước mơ cho trẻ em nghèo, truyền lửa khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên khó khăn...

Ngược lại, bởi người đứng đầu chỉ nghĩ đến lợi cá nhân, không màng đến cái hại cho tập thể nên dẫn đến “12 đại án tham nhũng”, từ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thao túng thị trường chứng khoán”,... đến lợi dụng bối cảnh “gian nguy” do dịch COVID-19 gây ra để “tìm mưu kế” thông đồng, hợp thức hóa hồ sơ Chỉ định thầu thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế...

Có thể thấy, dù là tướng lĩnh hay cán bộ, công chức, viên chức, thì mục tiêu cao đẹp nhất là được phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, phục vụ đất nước và Nhân dân. Nhớ lời Bác dạy, để mỗi chúng ta không ngừng nỗ lực “làm trọn nhiệm vụ được giao”.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]