Lái tàu ngành đường sắt Đức bắt đầu đình công dài nhất từ trước đến nay
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đức Volker Wissing đã phản đối cuộc đình công kéo dài 6 ngày này, cho rằng hành động này đang gây thêm áp lực cho các chuỗi cung ứng vốn đã bị gián đoạn.
Toàn cảnh nhà ga chính trong cuộc đình công do các lái tàu GDL tiến hành tại Hamburg. (Ảnh: Reuters)
Ngày 24/1, các lái tàu đường sắt ở Đức đã bắt đầu cuộc đình công dài nhất từ trước đến nay.
Theo kế hoạch, cuộc đình công của lái tàu chở khách diễn ra từ 8h giờ Việt Nam ngày 24/1 đến đêm 29/1, trong khi lái tàu chở hàng đã đình công từ ngày 23/1. Đây là cuộc đình công thứ 4 kể từ tháng 11/2023, khiến hành khách phải gấp rút đặt lại vé hoặc hủy kế hoạch đi lại.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đức Volker Wissing đã phản đối cuộc đình công kéo dài 6 ngày này, cho rằng hành động này đang gây thêm áp lực cho các chuỗi cung ứng vốn đã bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ.
Ông Wissing nhận định thiệt hại do đình công sẽ lên tới hơn 500 triệu euro (545 triệu USD), nếu hoạt động này kéo dài như kế hoạch.
Trong khi đó, người phát ngôn của công ty vận tải đường sắt Deutsche Bahn, Anja Broeker nhấn mạnh cuộc đình công sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Đức. Mặc dù hãng sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo chuỗi cung ứng, nhưng tác động từ đình công là khó tránh.
Nghiệp đoàn những người lái tàu ở Đức (GDL) đang yêu cầu mức lương cao hơn để bù đắp cho lạm phát, giảm giờ làm trong tuần từ 38 giờ xuống còn 35 giờ mà không giảm lương, cho rằng đây là những yếu tố giúp công việc lái tàu trở nên hấp dẫn hơn đối với thanh niên.
Tuy nhiên, Deutsche Bahn đánh giá đây là yêu cầu quá tốn kém bởi hãng sẽ cần phải tăng 10% nhân viên đề bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động. Trước đó, hãng đã đề nghị tăng 13% lương, một khoản trợ cấp để bù đắp cho ảnh hưởng của lạm phát, giảm 1 giờ làm việc trong tuần từ năm 2026.
Tại Pháp, cùng ngày, nông dân nước này cũng tuần hành hối thúc chính phủ hạn chế việc hạ giá tiêu dùng, cũng như giảm bớt quy định về môi trường.
Nhiều nông dân gặp khó khăn về tài chính đã phàn nàn rằng sinh kế của họ đang bị đe dọa, khi các hãng bán lẻ thực phẩm gây sức ép để hạ giá thành sau thời gian lạm phát cao.
Lãnh đạo công đoàn Liên đoàn quốc gia các tổ chức nông nghiệp (FNSEA), Arnaud Rousseau cho biết ông không loại trừ khả năng các cuộc tuần hành có thể gây gián đoạn hoạt động tại vùng Paris.
Chính sách nông nghiệp vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm tại Pháp, nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), với hàng nghìn nhà sản xuất rượu, thịt, bơ sữa độc lập.
Lo ngại nguy cơ các cuộc biểu tình của nông lan rộng từ Đức, Ba Lan và Romania, Chính phủ Pháp đã rút lại dự luật nông nghiệp gây tranh cãi./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-22 16:10:00
Thiết quân luật gây thiệt hại gần 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc
-
2025-01-22 16:08:00
Tổng thống Mỹ chọn một phụ nữ gốc Việt đứng đầu cơ quan kiểm soát tiền ảo
-
2024-01-24 15:35:00
Ông Trump chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa tại New Hampshire
Mỹ khẳng định duy trì hệ thống phòng thủ “thích hợp” trên Bán đảo Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục phản đối việc thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Gaza
NATO, Mỹ hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn Thụy Điển gia nhập liên minh
Houthi yêu cầu nhân viên LHQ rời khỏi khu vực do lực lượng này kiểm soát
Palau trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả
Lực lượng quốc phòng Mỹ tiến hành không kích trong lãnh thổ Iraq
Hàn Quốc: Đảo Jeju hỗ trợ vé máy bay cho người lao động thời vụ nước ngoài
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển
Venezuela bắt giữ nhiều đối tượng liên quan âm mưu ám sát tổng thống